Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Đau bụng buồn nôn là dấu hiệu của những bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn còn gọi là đau vùng thượng vị. Đây là bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng kể cả trẻ em, người già. Đau bụng buồn nôn không quá gây nguy hiểm nếu người bệnh kịp thời phát hiện điều trị.

Tuy nhiên, có rất nhiều biểu hiện cũng xuất phát từ hiện tượng đau bụng buồn nôn, vậy đó là những bệnh gì?
Đau bụng buồn nôn có thể mắc bệnh dạ dày
Dấu hiệu thường gặp nhất khi bị bệnh dạ dày đó là cơn đau xuất hiện vùng quanh rốn, đau âm ỉ và kéo dài. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm cấp nặng.

Nhiễm trùng giun
Có nhiều trường hợp ống mật bị giun chui vào gây ra tình trạng đau bụng muốn nôn. Cơn đau thường xuất hiện khá dữ dội, khiến người bệnh và nhiều mồ hôi, đầy bụng, khó tiêu và đau có thể lan cả phần bụng dưới. Nếu không có sự can thiệp của bác sĩ thì tình trạng này không thể tự khắc phục.
Đau bụng buồn nôn
Đau bụng có thể bệnh ở gan
Bệnh này thường xuất hiện sau những cơn lao động mệt nhọc, khiến người bệnh có cảm giác đau nhói phần bụng trên và giảm bớt khi nghỉ ngơi.
Nếu trường hợp đau do ung thư gan gây ra, người bệnh kèm theo các biểu hiện như đau tức bụng trên, đau ở vùng gan, cơ thể mệt mỏi,sụt cân,..cơn đau càng tăng đến mức bệnh nhân không thể chịu nổi phải dùng đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau. Bệnh nếu không được đưa đến bác sĩ kịp thời, có thể dẫn đến hiện tượng gan sưng to, xuất hiện hoàng đản ở bụng khiến người bệnh hôn mê, thậm chí còn chảy máu ở đường tiêu hóa, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Viêm ruột thừa cấp tính
Người bệnh nếu mắc bệnh viêm ruột thừa cấp tính thường xuất hiện các biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy, đau gần giống với đau dạ dày. Trường hợp cơn đau lan xuống phần bụng dưới, người bệnh cần phải cẩn trọng và cơ sở y tế để thăm khám ngay.
Viêm túi mật, sỏi mật
Bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng muốn nôn sau khi ăn nhiều chất mỡ béo. Cơn đau xuất hiện từng cơn ở bụng trên bên phải, sau đó lan sang bên trái rồi vai và lưng. Đồng thời, có những hiện tượng sợ lạnh, nôn mửa, sốt.
Hoại tử cơ tim cấp tính
Đau bụng buồn nôn có thể do hoại tử tim cấp tính gây ra. Người bệnh khi đau kèm theo một số triệu chứng như ra mồ hôi nhiều, buồn nôn, nôn, nhịp tim đập rất chậm.

Người bệnh cần cẩn trọng, theo dõi thường xuyên, nếu từng có tiền sử bệnh tim thì hãy nghĩ ngay khả năng hoại tử tim cấp tính, đến gặp bác sĩ để phát hiện và kịp thời xử lý.

>>> 
https://www.portfoliobox.net/admin#/blog/vntopnet-mng-thng-tin-hng-u-vit-nam
http://pacifichealthcare.bravesites.com/entries/general/-m%E1%BA%B7t-n%E1%BA%A1-miung-lab-c%C3%B3-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i-
http://dakhoapacific.jugem.jp/?eid=31

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Các loại ung thư tuyến giáp và tỷ lệ sống sót

Nếu có thể phát hiện ở giai đoạn sớm, thì ung thư tuyến giáp là 1 trong các dạng ung thư dễ điều trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho người bệnh là gần 100%.

Tuyến giáp có hình dạng giống như một con bướm nhỏ và nằm ở cổ, có nhiệm vụ kiểm soát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể.
Bộ phận này cũng sản xuất các hóc-môn cần thiết đối với cơ thể để điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng.
Ung thư tuyến giáp phát triển khi các tế bào bị biến đổi gen hoặc thay đổi. Các tế bào bất thường bắt đầu nhân lên trong tuyến giáp và một khi có đủ, chúng tạo thành một khối u.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất.
Tầm soát ung thư tuyến giáp - Giải pháp ngăn chặn ung thư hiệu quả nhất
Các loại ung thư tuyến giáp và tỷ lệ sống sót
Các nhà nghiên cứu đã phân loại ra 4 loại chính: https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/cac-loai-ung-thu-tuyen-giap-va-ty-le.html
Ung thư tuyến giáp thể nhú
Đây là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm từ 70-80% trong tổng số các trường hợp.
Thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ, hoặc có thể lan tới phổi và xương. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường bắt đầu trong các tế bào nang, và thường chỉ tìm thấy ở 1 thùy tuyến giáp.
Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 93% và giai đoạn cuối là 51%.
Ung thư tuyến giáp thể nang
Đây là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2, chiếm từ 10-15%. Loại ung thư tuyến giáp này thường được tìm thấy ở những người không cung cấp đủ iốt từ thực phẩm.
Cũng tương tự như ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi.
Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 71% và giai đoạn cuối là 50%.

Ung thư tuyến giáp thể tủy
Đây là loại ít gặp hơn, chỉ chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết. Ung thư tuyến giáp thể tủy thường được chẩn đoán muộn hơn, ung thư có thể đã lan tới hạch bạch huyết ở gan, phổi.
Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 81% và giai đoạn cuối là 28%.
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Là loại nguy hiểm nhất vì thường phát triển nhanh, phức tạp, vì thế dẫn tới khó điều trị nhất. Nhưng loại ung thư này rất hiếm gặp. Tỷ lệ sống trên 5 năm là 7% vì hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện ở giai đoạn 4.

>>>
https://pacifichealthcare.site123.me/blog/m%E1%BA%B7t-n%E1%BA%A1-miung-lab-c%C3%B3-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i
https://pacifichealthcare.hatenablog.com/entry/2019/12/30/121353
http://pacifichealthcare.blog.fc2.com/blog-entry-32.html

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Chụp PET/CT phát hiện sớm ung thư?

Ung thư là 1 căn bệnh nguy hiểm, luôn được bác sĩ khuyến cáo nên phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện nay, PET/CT là 1 trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh ung thư giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, với chi phí chụp quá cao những bệnh nhân nghèo vẫn chưa có khả năng tiếp cận được dịch vụ này.
Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và khoảng 115.000 trường hợp tử vong vì ung thư. Tuy nhiên, ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa, 1/3 bệnh ung thư là có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi khi được chẩn đoán sớm và 1/3 bệnh nhân ung thư còn lại có chất lượng cuộc sống tốt hơn nếu được chăm sóc tốt.

Việc phát hiện sớm tế bào ung thư giúp bác sĩ có những phương pháp điều trị tối ưu để chữa khỏi hoặc kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn nên hiệu quả điều trị không cao.
Chụp CT giá bao nhiêu tiền?
Trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện nay, PET/CT là hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh với phương pháp ghi hình ở mức độ tế bào và mức độ phân tử, giúp chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm, phân biệt khối u lành hay ác tính, cung cấp thêm thông tin chẩn đoán khi các phương pháp chẩn đoán khác còn gây nghi ngờ.
Chụp PET/CT đặc biệt hiệu quả trong đánh giá kết quả điều trị, sau một vài đợt điều trị hóa chất, điều trị đích hoặc tia xạ, bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT để kiểm tra tình trạng khối u và diễn biến trên toàn cơ thể. Căn cứ vào kết quả này, thầy thuốc có thể tiên lượng và điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
Không những tránh mất thời gian hữu ích và kinh tế do điều trị thuốc hay phương pháp điều trị không hiệu quả mà còn tránh tác dụng phụ đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do điều trị chưa đúng mang lại. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 89-96% bệnh nhân có được các quyết định phương pháp điều trị đúng, 45-60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi chụp PET/CT.
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tầm soát ung thư thông thường như: CT (chụp cắt lớp vi tính), MRI (cộng hưởng từ), X-quang hay siêu âm,… chỉ phát hiện và đánh giá được các tổn thương đã có thay đổi về cấu trúc, giải phẫu, mật độ của tổ chức. Do đó, các phương pháp này thường gặp khó khăn hoặc dễ bỏ sót các tổn thương có đường kính nhỏ hơn 1cm. Trong khi đó, chụp hình toàn thân bằng PET/CT có thể phát hiện các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý còn sớm, còn nhỏ khi chưa có thay đổi cấu trúc. 
Kết quả chụp PET/CT phản ánh chính xác giai đoạn bệnh, giúp bác sĩ đưa ra quyết định về phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân, đồng thời giúp dự báo sớm kết quả điều trị và mức độ đáp ứng điều trị của một hay nhiều phương pháp điều trị. Từ đó, nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân.

>>>

http://pacifichealthcare.freeblog.biz/2019/12/31/mat-na-miung-lab-co-may-loai/
https://pacifichealthcare.page4.com/_blog/2019/12/31/31-M%E1%BA%B7t-N%E1%BA%A1-Miung-Lab-c%C3%B3-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i/
https://www.bloglovin.com/@pacifichealthcare/mt-n-miung-lab-co-my-loi

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Xét nghiệm máu có giúp phát hiện mang thai sớm?

Mang thai là 1 quá trình hi sinh, trải qua nhiều khó khăn của người phụ nữ, vì thế nên có 1 kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi luôn khỏe mạnh.

Để thực hiện được điều này thì mẹ cần phải biết rõ mình mang thai từ khi nào bằng cách theo dõi sự thay đổi của bản thân hoặc thử thai tại nhà, trong đó có phương pháp xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác và sớm nhất.
Xét nghiệm máu có giúp phát hiện mang thai sớm?
Để muốn biết có mang thai hay không thì có nhiều phương pháp như dùng que thử thai, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu ...thường cho kết quả cũng khá chính xác, tuy nhiên không thể phát hiện mang thai sớm mà phải khoảng 10 ngày sau khi quan hệ tình dục, thậm chí là sau chậm kinh một tuần thì kết quả mới chính xác.
Xét nghiệm máu khi mang thai khi nào?
Xét nghiệm máu được coi là phương pháp giúp phát hiện thai sớm nhất https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/xet-nghiem-mau-co-giup-phat-hien-mang.html và cho kết quả chính xác nhất, gần như là 100%. Nguyên lý hoạt động là dựa vào sự phát hiện nồng độ nội tiết hCG, một loại nội tiết chỉ xuất hiện khi cơ thể người phụ nữ mang thai, được sản xuất bởi các tế bào hình thành nhau thai và có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi đã thụ tinh. Dựa vào nồng độ hormone này sẽ biết thực sự đã có thai hay chưa như sau:
- hCG < 5mlU/ml: chưa thể kết luận đã mang thai.
- hCG > 25 mlU/ml: kết luận đã mang thai.
- hCG từ 5mlU/ml đến nhỏ hơn 25 mlU/ml: cần thực hiện các xét nghiệm khác.
Chỉ từ 6 đến 8 ngày sau khi thụ thai xét nghiệm máu đã có thể đo được lượng hCG rất nhỏ vì vậy kết quả xét nghiệm thường rất chính xác. Không những vậy, xét nghiệm máu còn có thể xác định được thai ngoài tửu cung, đa thai hoặc sảy thai hay chưa.
Điểm mạnh và điểm yếu khi thực hiện xét nghiệm máu phát hiện thai sớm
Hiện nay có hai loại xét nghiệm máu dùng để phát hiện mang thai sớm là: xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu và định tính hCG. Cả hai phương pháp này đều cho ra kết quả sớm và chuẩn lên đến trên 99%, đồng thời cách thức thực hiện khá dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Điểm mạnh: So với các phương pháp phát hiện mang thai khác thì xét nghiệm máu được coi là thuận tiện, phát hiện sớm, thực hiện đơn giản và cho kết quả chính xác. Ngoài ra, còn giúp đo được nồng độ hormone hCG từ đó sớm biết tuổi thai, ngày dự kiến sinh và theo dõi thai kỳ sớm hơn.
Nhược điểm: để thực hiện xét nghiệm máu cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa, đội ngũ bác sĩ có trình độ, ngoài ra chi phí thực hiện sẽ tốn kém hơn các phương pháp khác và phải chờ đợi kết quả.

Như vậy, để biết có mang thai hay không thì xét nghiệm máu là 1 lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, cần tới các cơ sở y tế cũng như bệnh viện chuyên môn để bảo đảm quá trình xét nghiệm cũng như cho kết quả chính xác nhất.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản ở trẻ khá phổ biến từ 6 tháng đến 1 tuổi. Bạn cần có cách điều trị, phòng ngừa sớm để bảo vệ sức khỏe bé yêu.

Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả có thể để lại nhiều di chứng như viêm phổi hay viêm tai giữa. Trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh là cách để bạn giúp bé đề phòng và vượt qua bệnh dễ dàng hơn.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Các đường hô hấp này gọi là phế quản. Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây ra có thể lan ra phế quản. Một khi có vi trùng ở đó, đường hô hấp trở nên sưng, viêm và bị tắc với chất nhầy.
Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn.
Viêm phế quản ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị
Ngoài virus là thủ phạm phổ biến nhất gây bệnh ở trẻ em thì nhiễm khuẩn, dị ứng và các chất kích thích như khói thuốc lá, khói và bụi cũng có thể gây ra bệnh viêm phế quản.
Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản nhưng các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Tình trạng này xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị lấp đầy bởi đờm và sưng lên. Trong trường hợp này, thường là virus hợp bào đường hô hấp (RSV).
Viêm thanh khí phế quản thường do virus gây ra, thông thường nhất là do virus influenza. Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi thường rất dễ mắc bệnh này. Theo thống kê, các ca bệnh được phát hiện nhiều nhất ở những bé một tuổi.
Khi mắc bệnh, các triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ thường là ho khan và thở rít trong thanh quản. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt và chảy nước mũi. Những triệu chứng này có thể nhẹ, bình thường hoặc trầm trọng, nhưng triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm và kéo dài một đến hai ngày.

Dù căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng tỉ lệ mắc bệnh của trẻ vẫn cao hơn cả. Tình trạng bệnh phổ biến vào cuối đông, đầu xuân khi thời tiết bắt đầu giao mùa, chuyển lạnh.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Viêm phổi là 1 căn bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ

Viêm phổi là 1 căn bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ , bệnh tiến triển nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu nên khiến việc nhận biết khá khó khăn. Nhiều phụ huynh chỉ đưa trẻ tới viện khi tình trạng đã nặng.

1. Nguyên nhân:
– Do virus: chiếm 60-70% các trường hợp thường gặp. Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.
– Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình.
– Hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi
2. Triệu chứng:
– Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệu, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở.
– Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi(Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi). https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/viem-phoi-la-1-can-benh-de-mac-o-tre-nho.html
Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút
Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút
Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút
– Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi.
– Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-Quang
– Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng
3. Điều trị:
– Khi các bà mẹ thấy con mình có các biểu hiện như trên nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, chụp X-quang, xét nghiệm máu và điều trị kháng sinh kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị kháng sinh ở nhà.
4. Phòng tránh:
– Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai: ăn đủ chất, khám thai định kỳ, tiêm phòng…
– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ
– Cho trẻ bú sớm, kéo dài
– Tiêm chủng theo lịch

– Đặc biệt cần phải phát hiện những dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp nói chung, viêm phổi nói riêng để được chữa trị kịp thời.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Tiêu chảy cấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là dưới 5 tuổi. Bệnh có tính lây lan trong cộng đồng. Tiêu chảy cấp tính sẽ diễn biến nặng nếu không điều trị bù nước kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi thất thường khi chuyển sang mùa mưa, độ ẩm trong không khí tăng cao, nhiệt độ hạ xuống đột ngột nên thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho trẻ. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là ở những trẻ bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tính chất lây lan trong cộng đồng. Tiêu chảy cấp tính diễn biến nặng nếu không được điều trị bù nước kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi và những điều cần lưu ý
Bệnh thường do Rota virut (chiếm 80%) và nhiễm trùng gây nên. Ở những trường hợp mắc bệnh do virus thường có các triệu chứng như: trẻ sốt (38-40 độ C), quấy khóc, ói, đi tiêu lỏng nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường rất mệt mỏi, sụt cân, kém ăn.
Còn những trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng (như: E.Coli, lị trực khuẩn, lị amip…) ngoài những biểu hiện như trên còn thêm một điểm là tiêu phân đàm có máu. Với những trường hợp bị bệnh này cần phải dùng kháng sinh để điều trị, thời gian chữa trị thường kéo dài trong 2 tuần.
Trẻ bị tiêu chảy cấp thường mất nước nên cần phải bù nước, có thể sử dụng một số cách sau: pha 1 gói Oresol vào đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói Oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào một lít nước. Hoặc có thể dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước, đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.
Một số bà mẹ có quan niệm sai lầm khi thấy trẻ bị tiêu chảy thường cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống, thậm chí ngừng cho bú hay pha sữa đặc hơn. Ngược lại, cần cho trẻ ăn nhiều hơn 1-2 cữ so với các bữa ăn hàng ngày, thức ăn phải loãng, dễ tiêu hóa, uống thêm nước (100ml nước/1 lần đi tiêu).
Ngoài thức ăn bình thường cần uống thêm vitamin, yếu tố vi lượng là kẽm để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt liên tục, ói không cầm, ăn uống kém, ngủ li bì, phân có máu, khát nước (đòi uống liên tục)… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời vì bệnh đã trở nặng.

Không nên tự mua thuốc bên ngoài uống, càng không nên cho trẻ uống những chế phẩm làm ngừng tiêu chảy tạm thời khác. https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/tieu-chay-cap-kha-pho-bien-o-tre-nho.html


Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là thế nào?

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi chụp CT có tiêm thuốc cản quang là thế nào , có gây hại, tác dụng phụ là như thế nào? Xin BS tư vấn ạ? (Đ.Mai - hcm)

Chào bạn Mai,
Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X-quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.
Chụp CT có hại không?
Trong một số trường hợp, cần khảo sát tổn thương và mạch máu kĩ lưỡng hơn, người ta sẽ tiêm vào cơ thể một loại thuốc cản quang. Thuốc cản quang có chứa Iode sẽ làm cho những cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp vi tính, điều này sẽ giúp phân biệt nó với các cấu trúc khác xung quanh nó. https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/chup-ct-co-tiem-thuoc-can-quang-la-nao.html
Các thuốc cản quang mới thường có độ dung nạp tốt, tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể xảy ra như đỏ phừng mặt, buồn nôn và nôn.
Một số phản ứng khác như ngứa, nổi mề đay, lạnh run hoặc sốt hiếm khi xảy ra và tùy thuộc vào từng cơ địa bệnh nhân. Cá biệt trường hợp nặng có thể gặp phản ứng dị ứng nặng, với biểu hiện tụt huyết áp, khó thở, suy tuần hoàn và ngừng tim, nhưng tình trạng này thực sự rất hiếm.
Thuốc cản quang có thể gây suy thận sau 5-7 ngày trên một số người có chức năng lọc của cầu thận không tốt.

Do đó, trước khi chỉ định chụp CT có cản quang, BS sẽ cân nhắc giữa lợi ích của xét nghiệm với nguy cơ xảy ra để quyết định có nên chụp không; đồng thời có biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ trước khi xét nghiệm.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

U xơ tử cung có mổ nội soi được không?

U xơ tử cung là 1 căn bệnh có nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Ngay khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần ngay lập tức tới khám bác sĩ, tìm phương hướng chữa trị phù hợp, hiệu quả.

Một trong những phương pháp người bệnh tìm đến là mổ nội soi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người băn khoăn liệu u xơ tử cung có mổ nội soi được không. 
U XƠ TỬ CUNG CÓ MỔ NỘI SOI ĐƯỢC KHÔNG?
Để hiểu rõ hơn việc u xơ tử cung có mổ nội soi được không, bạn nên biết thêm thông tin về căn bệnh này. Hiện nay, bệnh u xơ tử cung có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Nhưng các phương pháp chỉ thực sự phát huy tối đa tác dụng khi bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời, chưa để bệnh biến chứng nguy hiểm. U xơ tử cung là 1 loại u lành tính, nó chính xác là khối u của tế bào cơ trơn tử cung.
Nội soi cổ tử cung
Đây là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi từ 30 – 50 tuổi (thực tế phụ nữ từ 30 – 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất). Bệnh này hầu hết chỉ xuất hiện ở những người đã quan hệ tình dục, đặc biệt tập trung ở phụ nữ mang thai quá sớm hoặc quá muộn. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu, tỷ lệ ở những người béo phì, cao huyết áp,…cao hơn những người thường.
Bệnh u xơ tử cung là bệnh lành tính, nó không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, nhưng những biến chứng của nó thì không thể không quan tâm. Bệnh có thể khiến cơ thể thiếu máu do băng kinh, chèn ép đường tiết niệu, ung thư hóa, khó có thai, thậm chí là vô sinh… 
Trước khi tìm hiểu “U xơ tử cung có mổ nội soi được không”, chúng ta cần xem bệnh này có nên mổ không. Bệnh u xơ tử cung không nhất thiết phải mổ. Độ nghiêm trọng của bệnh chủ yếu phụ thuộc vào vị trí của khối u. Nếu bạn đang ở 1 trong những trường hợp sau, bạn có thể cân nhắc bản thân có nên đi mổ hay không:
Trường hợp 1 là kích thước khối u quá lớn, chèn ép lên các bộ phận khác gây cản trở hoạt động của chúng.
Trường hợp 2, đau bụng dai dẳng do bệnh, rong kinh gây mất máu nhiều.
Trường hợp 3 là khối u có chiều hướng phát triển thành ung thư.
U xơ tử cung có mổ nội soi được không ? Câu trả lời là có, không chỉ vậy mà phương pháp này còn được áp dụng phổ biến.
Nếu người bệnh đã lớn tuổi và không muốn có con nữa, họ có thể cân nhắc việc cắt bỏ tử cung. Có 2 lựa chọn là cắt bỏ 1 phần tử cung hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung. Bệnh nhân có thể được mổ trực tiếp ở bụng hoặc nội soi từ dưới cơ thể lên. Trong trường hợp người bệnh từ chối cắt bỏ, bác sĩ sẽ làm máu ở động mạch nuôi tử cung đông lại, kìm hãm sự phát triển của nó.

Tóm lại, để điều trị bệnh 1 cách an toàn nhất cần đòi hỏi có sự theo dõi của bác sĩ có kinh nghiệm, cũng như cơ sở y tế hiện đại.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến tại nhiều nước châu Á, trong đó có nước ta. Tuy nhiên, đối tượng, độ tuổi nào dễ mắc bệnh nhất và cách phòng chống bệnh thế nào là điều không phải ai cũng rõ.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm vi rút từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng
Các vi rút thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhóm vi rút này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác.
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ -1
Bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút nhóm Enterovirus, bao gồm vi rút Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.
Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm
Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định.

Do đó dù từng nhiễm, người bệnh vẫn còn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus. 

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Các triệu chứng báo động bạn đã nhiễm Hp

Vi khuẩn Hp có thể lây qua nhiều đường khác nhau, với nhiều yếu tố có nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhiễm. Tỷ lệ nhiễm Hp ở nước ta hiện nay tăng đến mức báo động, khoảng 80% dân số. Để kiểm soát tốt vi khuẩn Hp, bạn nên biết lúc nào cần xét nghiệm Hp.

Khi nào cần đi xét nghiệm Hp
Việc kiểm tra nhiễm Hp là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi có các yếu tố nguy cơ, hoặc các biểu hiện báo động. Khi đó nên đi nội soi dạ dày và chẩn đoán nhiễm Hp bằng test Urease. Nếu chưa có biểu hiện báo động thì có thể kiểm tra Hp bằng test hơi thở mà không cần nội soi.
Cần lưu ý với các chuyên gia và bệnh nhân, test kiểm tra huyết thanh là test kém chính xác nhất, không nên lựa chọn ưu tiên khi có các phương pháp chẩn đoán khác. Sở dĩ như vậy bởi vì, mặc dù khi đã tiệt trừ thành công vi khuẩn Hp, kháng thể kháng Hp có thể vẫn còn lưu hành trong huyết thanh người bệnh trong thời gian nhiều năm sau đó.
Xét nghiệm HP dạ dày
Các triệu chứng báo động bạn đã nhiễm Hp như sau:
Nuốt nghẹn.
Thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Sụt cân không chủ ý.
Biểu hiện nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên (phân đen như hắc ín, nôn ra máu)
Nôn kéo dài hoặc nôn ra thức ăn cũ
Khối u vùng bụng trên
Mới khởi phát ở tuổi >40
Triệu chứng không đáp ứng hoặc tái phát sau khi điều trị thử 2-4 tuần.
Các triệu chứng kể trên chỉ gợi ý bạn chứ không giúp khẳng định bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp. Cho nên khi có các triệu chứng như trên bạn cũng không cần quá lo lắng, mà việc đầu tiên bạn cần làm đó là tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sỹ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu phát hiện có vi khuẩn Hp, bác sỹ sẽ tư vấn đề bạn được điều trị đúng cách và kịp thời.

Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và có 1 lối sống lành mạnh để hạn chế các bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra, loại trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp khỏi cơ thể.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không?

Viêm phổi là bệnh thường gặp do bị nhiễm khuẩn, virus, nấm hay các vi khuẩn gây nên. Nhiều người cho rằng, căn bệnh có thể lây truyền nhanh từ người bệnh sang người xung quanh, đặc biệt trẻ nhỏ.

Trẻ mắc viêm phổi thường ho, sốt cao, khó thở, khò khè, chảy dịch mũi khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu, bệnh nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những biểu hiện chính của viêm phổi
- Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.
- Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
Viêm phổi ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả-1
- Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
- Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
- Sốt: sốt vừa đến sốt cao.
- Đau ngực: không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.
- Nôn: không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
- Tím tái quanh môi và ở mặt: do thiếu ôxy
- Thở rít: mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.
Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không?
Trẻ nhỏ mắc viêm phổi có thể sẽ phát tán vi rút gây bệnh qua các con đường như nói chuyện, ho, hắt hơi, qua nước bọt nên nhiều người lo sợ sẽ bị nhiễm bệnh. Đối với câu hỏi “Bệnh viêm phổi có lây không?”. Câu trả lời là có, bệnh viêm phổi có lây nhưng không gây nguy hiểm, bởi ổ virus gây tổn thương phổi thường nằm sâu dưới cuống họng, nên người tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân thường mắc các chứng như đau đầu, ho, cảm nhẹ nhưng không phải trường hợp nào cũng dẫn đến viêm phổi.

Vậy là bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh viêm phổi có lây không. Hy vọng thông tin về bệnh vừa rồi sẽ bổ ích đối với các bạn.