Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ hiện đang là bệnh xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương với nhiều người mắc bệnh, với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng cao. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch... gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Diễn biến qua các giai đoạn và triệu chứng:

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sốt ban đầu: sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.



- Giai đoạn nguy hiểm: Thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương.

Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện: vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi; tiểu ra máu...

Không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện: giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.

- Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ. Biểu hiện của trẻ: Hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Cách xử trí khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết:

Không cạo gió, tránh tuyệt đối dùng aspirin và Ibuprofen để hạ sốt. Nếu có một trong các dấu hiệu này cần cho trẻ nhập viện ngay: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu.

http://pacifichealthcare.freeblog.biz/2020/05/21/kem-chong-nang-neutrogena-beach-defense-co-tot-khong/
http://pacifichealthcare.mihanblog.com/post/55
https://pacifichealthcare.page4.com/_blog/2020/05/21/48-Kem-ch%E1%BB%91ng-n%E1%BA%AFng-Neutrogena-Beach-Defense-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng/

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

Nhận biết trẻ mắc bệnh

Các dấu hiệu của bệnh tay-chân -miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.



– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Phân loại bệnh theo mức độ nặng  

– Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:

Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ  được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

– Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị:

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:

Sốt cao liên tục không thể hạ được.

Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….

Giật mình

Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….

Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Cách phát  hiện các dấu hiệu nặng

– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.

– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

– Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

– Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.

– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ để có những biện pháp kịp thời chữa trị cho bé, tránh để tình trạng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. 
https://sites.google.com/site/benhvienthammykimhq/home/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can-cenly-co-tot-khong
https://benhvienthammykim.wordpress.com/2020/05/13/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can-cenly-co-tot-khong/
http://catmimathanquoc.mystrikingly.com/blog/review-v-ch-t-l-ng-thu-c-gi-m-can-cenly-co-t-t-khong
http://kienthuclamdep.blogger.ba/arhiva/2020/05/13/4212115

Bệnh sởi trẻ em

Bệnh sởi trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.

Tại sao bệnh sởi có diễn biến nhanh và nặng?

– Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.



– Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.

– Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.

– Theo thống kê  của tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần 56.000 trường hợp mắc sởi. Tại Việt Nam dịch sởi đầu năm 2014 đã có số ca mắc 8.500 và có khoảng 114 trẻ tử vong do sởi.

– Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

– Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

+ Sốt cao > 39°C.

+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng

+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về bệnh sởi trẻ em để có những biện pháp kịp thời chữa trị cho bé, tránh để tình trạng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. 
http://thammyvienuytin.greatwebsitebuilder.com/beauty-blog/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can-cenly-co-tot-khong
https://irc-galleria.net/user/jisoo89/blog/55961100-review-v-cht-lng-thuc-gim-cn-cenly-c-tt-khng
https://thammynhakhoa.amebaownd.com/posts/8261261
http://facebookhitlist.com/profiles/blogs/review-v-ch-t-l-ng-thu-c-gi-m-c-n-cenly-c-t-t-kh-ng

Biểu hiện bệnh viêm gan b ở trẻ em

Nếu nhận biết sớm các biểu hiện bệnh viêm gan b ở trẻ em, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời và hạn chế những biến chứng, rủi ro sau này cho bé. Vậy những dấu hiệu bệnh cụ thể như thế nào?

Thông kê chung trên thế giới cữ mối 30 giây lại có một người mắc bệnh gan tử vong, trong đó số ca nhiễm virus viêm gan B bị biến chứng chiếm tỉ lệ rất cao. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng bị viêm gan B cao chủ yếu do lây truyền từ người mẹ. Khác với người trường thành, nếu trẻ mang virus siêu vi viêm gan B ngay từ khi mới chào đời mà không có biện pháp khác phục sớm thì khả năng phát triển thành viêm gan mạn tính rất cao, khi lớn lên có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan nhiều hơn.

Những triệu chứng viêm gan B ở trẻ sơ sinh



Phần lớn các trường hợp không có triệu chứng, dù có cũng thường mơ hồ nếu không quan sát kĩ khó nhận biết được. Chính vì vậy mới dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc là bệnh nặng mới bắt đầu điều trị. Các biểu hiện của bệnh viêm gan B ở trẻ và cả những người trưởng thành có thể xuất hiện đó là:

– Tròng mắt và làn da chuyển vàng.

– Cơ khớp đau mỏi, đau bao tử. Bé sẽ thụ động, la khóc nhiều.

– Màu nước tiểu đục hơn bình thường.

– Hay bị mệt mỏi.

– Trẻ sơ sinh bỏ bú.

– Nôn ói nhiều lần, đi ngoài phân lỏng.

– Lên cơn sốt.

Thực tế các biểu hiện này khó xuất hiện ngay khi bé mới chào đời, bố mẹ để ý có thể phát hiện được khi bé từ 3-4 tháng trở lên.

Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho trẻ ngay từ đầu

Có đến 90% các trường hợp viêm gan B ở trẻ nhỏ do sự lây truyền virus gây bệnh từ người mẹ. Chính vì vậy nhưng chị em đang mang thai mà có mắc bệnh viêm gan B cần phối hợp với bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên.

Trong thời gian mang thai các chị có thể được chỉ định dùng thuốc để ngăn để kiểm soát số lượng virus trong máu với mục đích hạn chế lây nhiễm cho con lúc sinh đẻ. Bé mới sinh ra sẽ được tiến hành tiêm vắc-xin ngay trong vòng 24 tiếng, biện pháp này phóng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Còn đối với những bé chưa mắc bệnh thì cũng cần tiêm vắc – xin sớm để tránh nguy cơ mắc bệnh về sau, những người trưởng thành không mang virus cũng không nên chủ quan và cần được tiêm 3 mũi đầy đủ.

Hi vọng với những kiến thức trên bạn sẽ có thể chủ động phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Phòng ngừa sớm viêm gan siêu vi B sẽ giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
https://30phutlamdep.de.tl/Review-v%26%237873%3B-ch%26%237845%3Bt-l%26%23432%3B%26%237907%3Bng-thu%26%237889%3Bc-gi%26%237843%3Bm-c%E2n-Cenly-c%F3-t%26%237889%3Bt-kh%F4ng.htm
https://delta2.doodlekit.com/blog/entry/8945939/review-v-cht-lng-thuc-gim-cn-cenly-c-tt-khng
http://lamdepmoingay.mystrikingly.com/blog/review-v-ch-t-l-ng-thu-c-gi-m-can-cenly-co-t-t-khong
https://plaza.rakuten.co.jp/chamsocrangmieng/diary/202005150001/

Bệnh lao ở trẻ em

Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh lao ở trẻ em còn có thêm những triệu chứng điển hình khác. 

Những dạng lao ở trẻ em

Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm) :Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ từ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.

Lao cấp tính: Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi.

Lao màng não :Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt.

Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…

Lao kê: Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.



Lao đường hô hấp: Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…

Lao ngoài phổi: Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

Chẩn đoán điều trị lao ở trẻ em

Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh 

Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…

Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
https://phammanhtien8.portfoliobox.net/chamsocrangmieng/review-v-cht-lng-thuc-gim-cn-cenly-c-tt-khng
http://suckhoerangmieng.blog.cz/2005/review-v-ch-t-l-ng-thu-c-gi-m-can-cenly-co-t-t-khong
http://30phutlamdep.blog.fc2.com/blog-entry-38.html
http://nhakhoarangham.ko-me.com/%E6%9C%AA%E9%81%B8%E6%8A%9E/review%20v%E1%BB%81%20ch%E1%BA%A5t%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20thu%E1%BB%91c

Nội soi ổ bụng và buồng tử cung

Nội soi ổ bụng và nội soi buồng tử cung trước TTTON/CP. Nội soi ổ bụng phẫu thuật trước thụ tinh trong ống nghiệm/chuyển phôi (TTTON/CP) không phải là một chỉ định được mặc nhiên công nhận. Báo cáo trình bày quan điểm điều trị khi đứng trước một chỉ định can thiệp qua nội soi trước TTTON/CP, liên quan đến vị trí, vai trò của nội soi ổ bụng phẫu thuật trước TTTON/CP cho các chỉ định (1) tắc ống dẫn trứng đoạn xa với ứ dịch ống dẫn trứng, (2) đa nang buồng trứng thất bại với kích thích đa noãn có kiểm soát có hay không kèm IUI,....

Nội soi ổ bụng và nội soi buồng tử cung trước TTTON/CP ABSTRACT Background: Nội soi ổ bụng phẫu thuật tr ước thụ tinh trong ống nghiệm/chuyển phôi (TTTON/CP) không phải là một chỉ định được mặc nhiên công nhận.

Báo cáo trình bày quan điểm điều trị khi đứng trước một chỉ định can thiệp qua nội soi trước TTTON/CP, liên quan đến vị trí, vai trò của nội soi ổ bụng phẫu thuật tr ước TTTON/CP cho các chỉ định (1) tắc ống dẫn trứng đoạn xa với ứ dịch ống dẫn trứng, (2) đa nang buồng trứng thất bại với kích thích đa noãn có kiểm soát có hay không kèm IUI, (3) u lạc tuyến nội mạc tử cung ở buồng trứng tái phát.

Báo cáo cũng đề cập đến vị trí, vai trò của nội soi buồng tử cung chẩn đoán khi có chỉ định TTTON/CP mà bệnh nhân chưa được soi buồng tử cung trước đó. Phương pháp:

Tổng quan y văn và trình bày quan điểm của khoa Hiếm muộn, Phòng khám Đa khoa Pacific. Nội dung: Tại khoa Hiếm muộn Phòng khám Đa khoa Pacific, chúng tôi chủ trương tiến hành tư vấn trước mổ cho mọi bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật vì tắc ODT đoạn xa.

Nội dung tư vấn bao gồm việc tìm hiểu hoàn cảnh tài chính của bệnh nhân và khả năng của bệnh nhân chấp nhận hay không phẫu thuật cắt ODT thì đầu.

Trong trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh tài chính khó khăn và điểm số ODT 15, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện phẫu thuật neofimbrioplasty.



Ngược lại, nếu điều kiện tài chính của bệnh nhân có thể chấp nhận TTTON/CP, chúng tôi sẽ tiến hành cắt ODT ứ dịch khi điểm số đoạn xa theo Mage >10.

Với ứ dịch ODT tái phát, chúng tôi chủ trương thực hiện nội soi ổ bụng second- look nhằm tái đánh giá tình trạng vùng chậu, giải phóng vùng chậu và hai buồng trứng đồng thời với việc cắt bỏ ODT ứ dịch. Đối với ứ dịch ODT phát hiện tình cờ khi phẫu thuật “khối u buồng trứng” trên bệnh nhân chưa đủ con, tinh thần “Tiền trả m Hậu tấu”vẫn là chủ đạo.

Cần thực hiện việc đánh giá siêu âm hình thái chi tiết trước mọi “khối u buồng trứng”. Khi phẫu thuật, cố gắng thực hiện việc đánh giá một cách khách quan điểm số ODT nhằm có được một quyết định “trên bàn mổ”. Chúng tôi chủ trương thực hiện cắt

bỏ ODT thì đầu khi điểm số Mage xấu, để không phải mổ lại second-look cắt ODT trước các chu kỳ TTTON/CP sau này. Điều trị ngoại khoa PCOS được chỉ định do thất bại điều trị nội khoa. Nếu thất bại, chỉ định TTTON/CP được đặt ra cho những bệnh nhân này.

Với những trường hợp chỉ định TTTON/CP trực tiếp, chúng tôi đề nghị một giai đoạn điều trị ngoại khoa trước một chu kỳ TTTON/CP có hay không chuẩn bị với Metformin.

Chúng tôi không chống lại chỉ định TTTON/CP trực tiếp sau thất bại của COHS - IUI, tuy nhiên việc đối phó với OHSS dẫn đến những bất lợi nặng nề trong tương quan giá thành - hiệu quả của điều trị.

Trước một trường hợp u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng tái phát sau phẫu thuật ở một bệnh nhân có chỉ định TTTON/CP, chúng tôi đề nghị một thái độ tích cực cẩn trọng, dựa vào kích thước của khối LTNMTC. Với LTNMTC kích thước nhỏ ở buồng trứng, bệnh nhân đ ược chuẩn bị trước bằng GnRH-a kéo dài nhiều chu kỳ, tiếp nối chu kỳ TTTON/CP. Với nang lạc tuyến to, cần tiến h ành phẫu thuật second-look sau chuẩn bị với GnRH-a, tiếp sau đó bằng điều trị Add-back và TTTON/CP.

Trong trường hợp chỉ định IVF?ET cho LTNMTC thâm nhiễm sâu ở vùng chậu chúng tôi không chủ trương phẫu thuật trước chu kỳ TTTON/CP, nhưng chúng tôi đề nghị một điều trị add-back với GnRH-a đủ dài tiếp nối ngay sau đó bằng một chu kỳ TTTON/CP.

Soi buồng tử cung trước TTTON/CP được chỉ định khi (1) nội mạc tử cung mỏng bất thường, nhất là khi có tiền sử can thiệp thủ thuật trên buồng tử cung, (2) nội mạc tử cung dầy bất thường, (3) phản âm bất thường của nội mạc tử cung ở giai đoạn tiền phóng noãn, (4) cấu trúc phản âm bất thường lòng tử cung.

Kết luận: Nội soi phẫu thuật tr ước một chu kỳ TTTON chuyển phôi tại Việt Nam mang nét đặc thù riêng, cần tiến đến một sự đồng thuận dựa trên cơ sở dữ liệu của Y học chứng cứ.
http://benhvienranghammat.ldblog.jp/archives/24799034.html
https://noisoikhongdaupacifichealthcare.blogspot.com/2020/05/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can.html
https://phongkhamdakhoapacific.weebly.com/blog/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can-cenly-co-tot-khong

Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn

Nội soi dạ dày hay nội soi đại tràng đều gọi chung là nội soi tiêu hóa. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay để các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Vậy trước khi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không ? Để giúp mọi người hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ một số điều lưu ý về việc nội soi dạ dày. Cùng xem nào!

Nội soi dạ dày ?

Có thể nói nội soi dạ dày bây giờ được nhiều người tin tưởng và phương pháp này đưa vào y học giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác 100%.  Hiện tại có hai loại nội soi dạ dày là nội soi can thiệp và nội soi chẩn đoán.

+ Nội soi can thiệp: đây là một nội soi nâng cao. Sau khi hoàn thành giai đoạn chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến tới nội soi can thiệp như đưa dụng cụ luồn vào dây soi để tiến hành các thủ thuật nhằm điều trị cho bệnh nhân, thí dụ như cột, chích, kẹp, cột thắt, gây xơ hóa, gây đông keo, đốt cầm máu trong dạ dày và thực quản nhằm làm cầm máu trong những trường hợp bị chảy máu tiêu hóa. Cũng bằng dụng cụ luồn qua dây nội soi, bác sĩ có thể gắp các dị vật mà bệnh nhân đã lỡ nuốt vào thực quản, dạ dày, cắt bỏ các u lành (polyp) trong thực quản, dạ dày và ruột non…



+ Nội soi chẩn đoán: là bác sĩ dùng dây soi đưa vào hệ tiêu hóa, cụ thể là thực quản, dạ dày, đoạn đầu ruột non, bác sĩ sẽ nhìn rõ được bên trong của cơ thể bệnh nhân đang bị tổn thương hay có bệnh lí gì đều có thể chẩn đoán được. Qua nội soi chẩn đoán, bác sĩ có thể xét nghiệm và tìm thấy được vi khuẩn trong dạ dày hay không, có thể lấy mẫu mô chẩn đoán vi trùng trong dạ dày , chẩn đoán được ung thư…

Những điều cần chú ý trước khi nội soi dạ dày

+ Trước khi nội soi dạ dày, bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 giờ, có thể uống nước nhưng là nước trắng và lượng ít.

+ Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ vào buổi tối ( ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc): ăn cháo, soup.

+ Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị phức tạp hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng.

+ Nếu bạn dùng Fortran: Pha 3 gói FORTRANS với 3l nước, uống mỗi lần một ly khoảng 200ml , cứ mỗi 10 đến 15 phút một lần cho đến khi uống hết 3l nước thuốc đó.

+ Uống thuốc làm sạch ruột vào khoảng từ 7 đến 9 giờ tối. Tốt nhất là nên để lạnh thuốc trước khi uống.

+ Không ăn gì sau khi sử dụng thuốc làm sạch ruột. Bạn có thể uống nước trắng khi cần. Uống thuốc điều trị hàng ngày với một lượng nước nhỏ vào buổi sáng ngày làm nội soi. Không uống thuốc tiểu đường.

+ Nếu phải làm nội soi sau 12 giờ trưa: bạn có thể uống dịch lỏng 6 giờ trước khi nội soi, dịch lỏng gồm: nước soda có đường, nước lọc, nước hầm gà hoặc bò trong, nho trắng hoặc nước táo.

+ Nếu bạn dùng Fleet Phosphat Soda, uống 1 chai 45ml lúc 7h chiều sau đó uống thêm 1 lít nước. Sáng hôm sau lúc 6h sáng, bạn uống tiếp 1 chai 45ml và 1lít nước. Bạn có thể pha loãng chai Fleet với nước trái cây hoặc nước lọc để uống ( 1 chai fleet pha thành 250 ml nước).

+ Mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng với thuốc rửa ruột một cách khác nhau, thông thường bạn sẽ đi tiêu phân lỏng 10-15 lần.

Với câu hỏi Trước khi nội soi dạ dày có cần phải nhịn ăn không ? hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn những điều cần biết trước khi nội soi. Đồng thời, bài viết mang đến thông tin hữu ích về quá trình sội soi dạ dày, giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nội soi dạ dày cần chuẩn bị gì

Đau dạ dày gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu, mệt mỏi. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y khoa hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp phát hiện để điều trị bệnh kịp thời. Bài viết hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn phương pháp nội soi dạ dày và nội soi dạ dày cần chuẩn bị gì.

Bộ máy tiêu hóa đi từ miệng đến hậu môn đó là ống tiêu hóa, ngoài ống tiêu hóa còn có gan và tụy. Tụy nằm ngoài ống tiêu hóa nhưng các cơ quan này đổ các dịch tiêu hóa vào ống tiêu hóa chính vì vậy việc thăm khám các bệnh lý đường tiêu hóa rất phức tạp. Hiện nay với sự tiến bộ của y học phương pháp nội soi ra đời nên việc phát hiện và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa trở lên đơn giản hơn rất nhiều.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là một xét nghiệm được thực hiện để quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong dạ dày – tá tràng thông qua một ống dài linh động, có nguồn đèn sáng và camera ở đầu. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non). Video camera trong ống nội soi sẽ truyền hình ảnh lên một màn hình Ti Vi.



Hiện nay có thêm phương pháp nội soi dạ dày mới là nội soi qua đường mũi. Phương pháp nội soi với ống nội soi khẩu kính nhỏ hơn ( đường kính 5,9mm)  được đưa qua mũi xuống vùng hầu họng để khảo sát thực quản, dạ dày đã giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn, không còn nổi lo sợ khi được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày.

Những ai cần phải thực hiện nội soi?

Những bệnh nhân thường xuyên có những triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, khó nuốt, nôn hay đi ngoài ra máu… Dựa vào kết quả nội soi, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Ngay cả những bệnh nhân đã được chẩn đoán rõ về bệnh thì bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi dạ dày để tìm xem có nhiễm vi khuẩn hay tìm ung thư.

Sau quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần nội soi lại để đánh giá kết quả.

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

Những vấn đề cần chuẩn bị khi nội soi đường tiêu hóa nói chung và nội soi dạ dày nói riêng cần chú ý những điều sau:

Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn thì mới quan sát được vùng niên mạc dạ dày có bị tổn thương hay không. Vì vậy bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi đi nội soi dạ dày.

Không uống những loại nước có màu: coca cola, cafe, nước cam, sữa… nếu uống nước thì chỉ uống nước trắng thôi cho dễ quan sát vùng dạ dày.

Bệnh nhân không được uống các loại thuốc băng niên mạc dạ dày: Gastropulgit, Phosphalugel… trước khi làm nội soi.

Nội soi là phương tiện hữu hiệu trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh dạ dày. Bên cạnh những can thiệp của các kỹ thuật tiên tiến trong y học ngày nay thì  những người mắc bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng những lời khuyên của các bác sĩ đưa ra như vậy thì quá trình điều trị sẽ thành công 1 cách nhanh hơn.
http://pacifichealthcare.freeblog.biz/2020/05/08/kem-lot-catrice-co-tot-khong/
http://pacifichealthcare.mihanblog.com/post/52
https://pacifichealthcare.page4.com/_blog/2020/05/08/45-Kem-l%C3%B3t-Catrice-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng/
http://pacifichealthcare.aircus.com/kem-lot-catrice-co-tt-khong

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Khi nào cần nội soi cổ tử cung

Chào bác sĩ! Em được biết không phải ai đi khám phụ khoa cũng cần soi cổ tử cung. Vậy em muốn hỏi soi cổ tử cung khi nào cần nội soi cổ tử cung? Và soi cổ tử cung nhằm chẩn đoán bệnh gì? Mong các bác sĩ giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn!

Huyền Trang ( Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Huyền Trang! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư của chúng tôi. Với câu hỏi soi cổ tử cung khi nào của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:



Soi cổ tử cung là phương pháp dùng mỏ vịt để cho vào âm đạo và cổ tử cung, sau đó hướng máy soi vào để quan toàn bộ từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Khi soi, các bác sĩ dùng một số hóa chất như Acid Acetic 3% và Lugol 10% để bôi lên vùng ngoài cổ tử cung, việc này giúp cho những biểu hiện bất thường của cổ tử cung thể hiện rõ hơn.

Thông thường, không phải khám phụ khoa là phải soi cổ tử cung, các bác sĩ chỉ đề nghị soi cổ tử cung khi một thử nghiệm Pap hoặc khám phụ khoa cho thấy kết quả bất thường. Soi cổ tử cung có thể được sử dụng để chẩn đoán: Ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư âm hộ, mụn cóc bộ phận sinh dục, thay đổi tiền ung thư trong tế bào của cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư trong các mô của âm đạo, thay đổi tiền ung thư âm hộ,…vv.

Khám phụ khoa là một trong những hoạt động thiết thực trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của chị em. Vì vậy khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, chị em không nên e ngại và lập tức đến chuyên khoa Sản để được thăm khám và tư vấn điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh.
https://pacifichealthcare.kinja.com/kem-lot-catrice-co-tot-khong-1843354419?rev=1588997040919
https://pacifichealthcare.foliodrop.com/pages/kem-lot-catrice-co-t-t-khong
http://pacifichealthcare.eklablog.com/kem-lot-catrice-co-tot-khong-a187299964
http://www.cross.tv/profile/680305?go=blogs&action=show&id=199922&backpage=1

Nội soi cổ tử cung phát hiện bệnh gì

Hầu hết phụ nữ, ai cũng từng một lần soi cổ tử cung khi đi khám phụ khoa. Vậy soi cổ tử cung để làm gì, tại sao cần phải soi cổ tử cung, nội soi cổ tử cung phát hiện bệnh gì? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là phương pháp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện một số bệnh phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải, chẳng hạn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung,...



Để soi cổ tử cung chính xác, bác sĩ sẽ dùng máy soi cổ tử cung, nếu phát hiện bất thường ở vùng soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy phần mô hay chất dịch bất thường để làm các xét nghiệm cần thiết.

Soi cổ tử cung để làm gì?

Việc soi cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng đối với cả bác sỹ lẫn người cần nội soi.

Khi bác sĩ phát hiện thấy bất thường khi khám ngoài và chỉ định nội soi tử cung tức là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh như: mụn cóc bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, viêm cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư âm hộ, thay đổi tiền ung thư trong tế bào của cổ tử cung hay thay đổi tiền ung thư trong các mô của âm đạo.

Nói cách khác, mục đích của soi cổ tử cung chính là giúp các bác sỹ xác định rõ ràng hơn loại bệnh bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghi ngờ của bác sỹ cũng là chính xác, do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng khi được chỉ định soi cổ tử cung.

Những lưu ý trước khi soi cổ tử cung

Để việc soi cổ tử cung mang lại kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi soi cổ tử cung.

Thứ nhất, không nên soi tử cung trong thời gian đang có kinh nguyệt vì như vậy rất khó cho bác sỹ xác định và chẩn đoán các tổn thương.

Thứ hai, chị em nên ngừng quan hệ tình dục ít nhất hai ngày trước khi soi cổ tử cung bởi việc này có thể khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị cổ tử cung không sử dụng thuốc giảm đau vì như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả soi cổ tử cung.

Thêm một lưu ý khác là chị em cũng không nên sử dụng băng vệ sinh trong vòng 2 ngày trước khi soi cổ tử cung bởi điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình thăm khám.

Cuối cùng, hãy thật thoải mái tinh thần khi nội soi tử cung bởi những ảnh hưởng về tâm lý có thể khiến việc soi tử cung không diễn ra suôn sẻ.

Chị em  phụ nữ là những người có nguy cơ cao bị các bệnh về bộ phận sinh sản dưới , do vậy, các bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là đặt cho mình 1 lịch kiểm tra định kì để phát hiện những bất thường và tìm hướng điều trị kịp thời.
https://nangmuidelta.blogspot.com/2020/05/kem-lot-catrice-co-tot-khong.html
https://benhvienthammyhqkim.weebly.com/blog/kem-lot-catrice-co-tot-khong
thammycatmimatduoi.wordpress.com/2020/05/11/kem-lot-catrice-co-tot-khong/
https://kinhnghiemthammy.puzl.com/_news/Kem-l%25C3%25B3t-Catrice-c%25C3%25B3-t%25E1%25BB%2591t-kh%25C3%25B4ng%253F/237907

Nội soi cổ tử cung

Nội soi cổ tử cung là một thủ thuật chuẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện bằng phương pháp dùng mỏ vịt cho vào âm đạo và cổ tử cung, sau đó hướng máy soi vào để quan toàn bộ cơ quan sinh dục giúp phát hiện những bất thường và tìm ra các dấu hiệu của bệnh.

Thông thường, khám sản phụ khoa không nhất thiết phải nội soi cổ tử cung, các bác sĩ chỉ đề nghị làm nội soi khi thử nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) hoặc khám lâm sàng cho ra kết quả bất thường.



Nội soi cổ tử cung được sử dụng để chẩn đoán: ung thư cổ tử cung, mụn cóc bộ phận sinh dục, viêm cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư trong tế bào của cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư trong các mô của âm đạo, thay đổi tiền ung thư âm hộ, âm đạo ung thư, ung thư âm hộ…

Nội soi cổ tử cung là một thủ thuật đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải khéo léo thành thục, tiến hành một cách nhanh chóng, chuẩn xác để đảm bảo hiệu quả cao, an toàn và hạn chế đau đớn cho người bệnh. Khi đến với dịch vụ nội soi không đau của Phòng khám Đa khoa Pacific, quá trình nội soi của khách hàng đều được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên về nội soi chẩn đoán, tay nghề cao, đến từ các bệnh viện uy tính tại TP. HCM. Trong suốt quá trình nội soi, sẽ luôn có ít nhất một bác sỹ và một điều dưỡng túc trực bên khách hàng, chăm sóc, cho khách hàng nghĩ ngơi trước khi ra về để đảm bảo an toàn.

Nội soi cổ tử cung còn khiến khách hàng cảm thấy lo lắng, hồi hộp vì phải chờ đợi quá lâu, kèm theo đó cảm giác không thoải mái, sợ đau đớn trong cả quá trình nội soi. Hiểu được cảm giác của khách hàng, Phòng khám Đa khoa Pacific đã cung cấp một dịch vụ hiệu quả, thân thiện, khép kín và tuyệt đối tôn trọng tính riêng tư cá nhân của khách hàng. Với hệ thống trang thiết bị ngoại nhập đồng bộ, hiện đại nên thời gian nội soi cho khách hàng rất ngắn (khoảng 3 – 5 phút cho cả quá trình chuẩn bị và soi). Phòng khám cũng nghiêm ngặt tuân thủ các nguyên tắc về tiệt trùng và khử khuẩn để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh qua dụng cụ nội soi cho khách hàng.

https://bichthuy19941212.wixsite.com/bammimatodautot/single-post/2020/05/11/Kem-l%C3%B3t-Catrice-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng
http://thammynhakhoa.simpsite.nl/tham-my-lam-dep/17333-Kem_lot_Catrice_co_t%E1%BB%91t_khong
http://thammynhakhoa.mysites.nl/mypages/thammynhakhoa/552200.html
https://thammykim.blogsky.com/1399/02/23/post-173/Kem-l%c3%b3t-Catrice-c%c3%b3-t%e1%bb%91t-kh%c3%b4ng-

Nội soi dạ dày có nguy hiểm không?

Chào các bác sĩ, thời gian gần đây tôi luôn có dấu hiệu ấm ách bụng, ăn không ngon miệng lại có cảm giác buồn nôn, đi đại tiện ra máu, khó tiêu… Tôi nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh nào về đường tiêu hóa nên muốn đến bệnh viện thực hiện nội soi. Các bác sĩ cho tôi hỏi hiện nay các phương pháp nội soi dạ dày có nguy hiểm không? Tại tôi thấy nhiều người sau khi đi nội soi về ai cũng hốc hác, mặt mày xanh lét, có người thì mệt mỏi cả tuần mới khỏe lại được nên khá lo lắng.

Bác sĩ tư vấn

Chào bạn!

Việc bạn phát hiện ra bệnh sớm và có ý đi nội soi là suy nghĩ vô cùng đúng đắn. Bất cứ bệnh tật nào cũng vậy ,nếu phát hiện và điều trị sớm thì gần như có thể điều trị dứt điểm.

Nội soi dạ dày có nguy hiểm gì không?



Phương pháp nội soi được xem là phương pháp tốt nhất để biết chính xác các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Có 2 loại nội soi dạ dày hiện nay là nội soi can thiệp và nội soi chẩn đoán. Các phương pháp này hết sức an toàn, từ trước đến nay rất ít ghi nhận có bệnh nhân bị tai biến hoặc biến chứng gì nguy hại đến sức khỏe. Những tai biến có thể gặp sau khi nội soi như như tụt huyết áp, tim đập không đều, thở chậm, suy hô hấp, dị ứng thuốc tê tại chỗ… Vô cùng hiếm gặp.

Vì vậy để xác định chính xác mình đang bị vấn đề gì bạn hãy yên tâm mà đi nội soi, tại đây các bác sĩ thường hỏi về triệu chứng cũng như trình bày về phương pháp, cách thực hiện cho bệnh nhân yên tâm và không cảm thấy lo lắng sợ hãi.

Trước khi nội soi dạ dày bạn cũng cần lưu ý là phải nhịn đói trong vòng 8-10 giờ để khi đến bệnh viện thực hiện nội soi các bác sĩ sẽ quan sát và chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Bạn vẫn có thể uống nước trắng nhưng không nên uống nước ngọt, nước ép hoặc sữa. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh, Thân chào!
https://phngnguyn.doodlekit.com/blog/entry/8889187/kem-lt-catrice-c-tt-khng
http://kinhnghiemthammy.hatenablog.com/entry/2020/05/12/115645
https://kinhnghiemthammy.page.tl/Kem-l%F3t-Catrice-c%F3-t%26%237889%3Bt-kh%F4ng-f-.htm

Có nên nội soi dạ dày cho trẻ em

Chào bác sĩ. Tôi có con gái năm nay 4 tuổi, bé bị đau bụng với những triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, chán ăn không biết có phải bé bị đau dạ dày hay không? Nhưng bé bị xét nghiệm thiếu máu. Vậy ở độ tuổi của bé có nên nội soi dạ dày không? Tôi nghe mọi người khuyên không nên nội soi dạ dày cho bé vì 7 tuổi còn quá nhỏ. Vậy mong bác sĩ có thể tư vấn cho tôi câu hỏi có nên nội soi dạ dày cho trẻ em không? Cám ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Với những triệu chứng của bé nói trên có thể là bé đang bị đau dạ dày, như chúng ta đã biết nội soi dạ dày là một trong những phương pháp để chẩn đoán với mức độ chính xác cao bằng một số cách như: Nội soi bằng đường mũi, nội soi bằng đường miệng và nội soi bằng viên nang có thể gây mê hoặc không gây mê, những phương pháp này đem lại hiệu quả và chẩn đoán chính xác cao và mức độ an toàn cao khi sử dụng.



Thông thường thực hiện phương pháp nội soi không gây mê ở trẻ rất khó thao tác vì trẻ nhỏ dễ quấy khóc, khó phối hợp với bác sĩ thực hiện. Dễ gây ra những thương tổn thực quản trong quá trình thực hiện.

Nội soi gây mê là phương pháp có thể áp dụng giúp bác sĩ dễ thao tác hơn. Tuy nhiên gây mê trong quá trình nội soi cho trẻ dưới 10 tuổi có thể gặp nhiều vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Tỉ lệ gặp biến chứng gây mê có thể cao hơn so với người lớn.

Chính vì vậy, trong trường hợp bé nhà chị mới chỉ 4 tuổi, bên cạnh đó bé còn bị mắc chứng thiếu máu thì chị không nên sử dụng phương pháp nội soi dạ dày cho bé, có thể gây ra nguy hiểm. Do đó, chị nên đưa bé đến bệnh viện để gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám để điều trị kịp thời cho bé, để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
https://noisoitucung.blogspot.com/2020/05/nuoc-tay-trang-byphasse-co-tot-khong.html
https://phongkhamdakhoapacific.weebly.com/blog/nuoc-tay-trang-byphasse-co-tot-khong
https://dakhoapacific.wordpress.com/2020/05/04/nuoc-tay-trang-byphasse-co-tot-khong/
https://phongkhamdakhoa31.wixsite.com/pacifichealthcare/post/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%E1%BA%A9y-trang-byphasse-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng

Nội soi dạ dày có gây tê

Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Mặc dù nội soi dạ dày gây tê đã được áp dụng phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp nội soi mới này, dẫn tới điều phân vân nêu trên.

Vậy “nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không?” Không chỉ nhẹ nhàng, êm ái và nhanh chóng, xóa bỏ hoàn toàn cảm giác khó chịu của phương pháp nội soi truyền thống trước đây, nội soi dạ dày gây mê còn được đánh giá là an toàn và không hề có biến chứng. Thuốc an thần liều nhẹ dùng để gây tê được tiêm vào tĩnh mạch theo một lượng đã được tính toán phù hợp. Người bệnh sẽ tỉnh dậy sau khi hoàn thành thủ thuật mà không cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu. Quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, liều lượng thuốc được sử dụng gây mê thấp và chỉ có tác dụng nhẹ nên không hề ảnh hưởng tới sức khỏe.



Ngoài ra trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm (nếu cần) để xác định xem liệu người bệnh có đủ điều kiện để  nội soi gây tê hay không, đặc biệt là với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch… Người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ hiện đang sử dụng loại thuốc gì, các bệnh đã mắc và có dị ứng với thuốc gì hay không.

Với trường hợp tiền sử bệnh kèm theo không có chỉ định gây mê có thể áp dụng phương pháp nội soi qua đường mũi. Phương pháp này cũng không gây khó chịu hay kích thích cho người bệnh.

Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện nội soi dạ dày gây tê.

Phòng khám Đa khoa Pacific nằm trong danh sách những nơi thực hiện nội soi dạ dày gây mê không đau, an toàn và hiệu quả được người dân Thủ đô và các tỉnh thành lân cận tin tưởng lựa chọn.

Nhằm mang lại kết quả nội soi chính xác, hỗ trợ và điều trị chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa kịp thời, bệnh viện đã đầu tư trang bị hệ thống nội soi hiện đại ống mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh chi tiết đến từng milimet.

Người bệnh sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa.

Đặc biệt bệnh viện cũng áp dụng chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ, người bệnh không cần phải quá lo lắng khi nghĩ đến chi phí.

Gọi tới số 1900 6899 để được hỗ trợ và đặt lịch nội soi dạ dày gây mê nhanh chóng. Với hệ thống đặt lịch hẹn toàn diện (tổng đài tư vấn, cửa sổ chat trực tuyến, email, mẫu đặt hẹn tại các website... của bệnh viện) và sự hỗ trợ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên y tế, mọi nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng nhanh chóng.
https://pacifichealthcare.puzl.com/_news/N%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc-t%25E1%25BA%25A9y-trang-Byphasse-c%25C3%25B3-t%25E1%25BB%2591t-kh%25C3%25B4ng%253F/236872
https://sites.google.com/site/dakhoapacifichealthcare/home/nuoc-tay-trang-byphasse-co-tot-khong
http://pacifichealthcare.simpsite.nl/blog/17235-Nu%E1%BB%9Bc_t%E1%BA%A9y_trang_Byphasse_co_t%E1%BB%91t_khong
http://pacifichealthcare.mystrikingly.com/blog/n-c-t-y-trang-byphasse-co-t-t-khong

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Nội soi dạ dày qua đường mũi

Phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi mất 15 phút thực hiện, không đau, không buồn nôn, độ chính xác cao, phát hiện sớm các tổn thương ác tính liên quan đến ung thư.

Khác với phương pháp truyền thống đưa ống nội soi từ miệng, qua họng xuống đến dạ dày và tá tràng, thủ thuật mới đưa ống qua đường mũi. Bác sĩ sử dụng loại ống nội soi rất nhỏ, luồn qua đường mũi đã được gây tê, qua ngả hầu họng xuống đến thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng để quan sát bề mặt niêm mạc. Từ đó, phát hiện tổn thương nếu có và lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày HP.

Theo chuyên gia, nội soi qua họng là đường ngắn nhất xuống đến dạ dày, thao tác thực hiện cũng đơn giản. Tuy nhiên, ống đi qua họng sẽ gây kích thích tới lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi nên phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy nôn nao, khó chịu. Không ít trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm, nhiều lần nội soi đều thất bại. Ngoài ra, bệnh nhân dễ cử động và phản ứng do kích thích trong quá trình nội soi, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát kỹ niêm mạc.



Nếu luồn ống nội soi qua đường mũi, người bệnh không bị kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái và đáy lưỡi nên không có cảm giác khó chịu. Đây là ưu điểm lớn nhất khiến phương pháp này được nhiều bệnh nhân và bác sĩ ưa chuộng, dù phải đi đường vòng.

Nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không có triệu chứng cho đến khi nhập viện vì biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày... Nguy hiểm hơn, bệnh ung thư cũng không được chẩn đoán kịp thời vì ít dấu hiệu nhận biết. Nội soi giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý dạ dày ngay ở giai đoạn đầu, thế nhưng nhiều người vẫn chần chừ không đi khám vì sợ nội soi. Tuy nhiên, phương pháp nội soi đường mũi chỉ mất 15 phút thực hiện, không đau, không buồn nôn, độ chính xác cao, phát hiện sớm các tổn thương ác tính liên quan đến ung thư.

Theo bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Pacific, bệnh nhân nên nội soi để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời, nếu nghi nghờ mắc bệnh dạ dày.

Các triệu chứng bao gồm đau thượng vị, buồn nôn sau khi ăn; giảm cân không rõ nguyên nhân; nôn ra máu, thiếu máu hoặc đi ngoài ra phân đen; ợ chua, ợ hơi, chậm tiêu; nuốt nghẹn; đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường; mắc hội chứng kém hấp thu; tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau, gây đau thượng vị; cắt hai phần ba dạ dày sau 10 năm; bệnh polyp có tiền sử gia đình.

Tại Phòng khám Đa khoa Pacific, nội soi dạ dày qua đường mũi được triển khai với hệ thống máy nội soi hiện đại CV-170-Olympus Nhật Bản, phóng đại hình ảnh với dải sáng phổ hẹp NBI. Đây là kỹ thuật mới hiện nay, có độ tương phản tốt của hình ảnh mô và niêm mạc, giúp bác sĩ nhận biết các biến đổi bất thường trong cấu trúc bề mặt và mạng lưới mạch máu nằm trong niêm mạc. Nhờ đó, phát hiện sớm các bệnh lý dạ dày như viêm loét, dị sản, loạn sản, ung thư, hoặc bệnh thực quản Barret do trào ngược gây ung thư thực quản.
https://pacifichealthcare.doodlekit.com/blog/entry/8749022/nc-ty-trang-byphasse-c-tt-khng
https://pacifichealthcare.blogsky.com/1399/02/16/post-47/N%c6%b0%e1%bb%9bc-t%e1%ba%a9y-trang-Byphasse-c%c3%b3-t%e1%bb%91t-kh%c3%b4ng-
https://pacifichealthcare.page.tl/N%26%23432%3B%26%237899%3Bc-t%26%237849%3By-trang-Byphasse-c%F3-t%26%237889%3Bt-kh%F4ng-f-.htm
https://pacifichealthcare.amebaownd.com/posts/8213316

Nội soi tử cung có đau không?

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Phòng khám Đa khoa Pacific! Gần đây cháu thấy vùng kín ra nhiều khí hư và ngứa, rát. Mọi người bảo cháu nên đi khám phụ khoa và làm nội soi tử cung mới biết chính xác bệnh. Cháu rất lo lắng không biết nội soi tử cung có đau không? Hải Anh (20 tuổi, Hà Nội)

Trả lời

Chào Hải Anh. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư của Phòng khám Đa khoa Pacific. Với thắc mắc “nội soi tử cung có đau không?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Soi cổ tử cung là phương pháp để kiểm tra cổ tử cung, âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện bệnh bên trong cổ tử cung. Thông thường, các bác sĩ có thể chỉ định soi cổ tử cung khi xét nghiệm Pap cho hiển thị kết quả bất thường.






Cũng có nhiều trường hợp được chỉ định nội soi tử cung khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì thế mà nhiều người có cùng chung thắc mắc như bạn "nội soi tử cung có đau không?"

Đây là một thủ thuật đơn giản, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để cho vào âm đạo và cổ tử cung, sau đó hướng máy soi vào quan sát từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

Khi soi, bác sĩ dùng một số hóa chất như Acid Acetic 3% và Lugol 10% để bôi lên vùng ngoài cổ tử cung. Những hóa chất này giúp cho những biểu hiện bất thường của cổ tử cung thể hiện rõ hơn. Nội soi tử cung có thể gây đau nhẹ do lúc đặt mỏ vịt, hoặc có thể ra chút máu nếu kèm bấm sinh thiết cổ tử cung. Nếu sau khi về nhà thấy xuất huyết âm đạo nhiều nên quay lại gặp bác sĩ.

Tuy nhiên, nội soi tử cung là một kiểm tra đơn giản, không quá đau đớn, vì vậy bạn không cần quá lo lắng và nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung.

Nếu còn thắc mắc hay cần được tư vấn giải đáp thêm về "nội soi tử cung có đau không?", mời bạn liên hệ theo số điện thoại 1900 6899 để được hỗ trợ tốt nhất.
http://facebookhitlist.com/profiles/blogs/n-c-t-y-trang-byphasse-c-t-t-kh-ng
http://pacifichealthcare.greatwebsitebuilder.com/blog/nuoc-tay-trang-byphasse-co-tot-khong
https://pacifichealthcare.portfoliobox.net/blog/nc-ty-trang-byphasse-c-tt-khng
http://pacifichealthcare.blog.cz/2005/n-c-t-y-trang-byphasse-co-t-t-khong