Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Bệnh đại tràng dài ở trẻ em có cần phải điều trị không?

Đại tràng dài ở trẻ xuất hiện chủ yếu thường do trẻ bị táo bón kéo dài. Đa số trường hợp trẻ mắc bệnh không cần can thiệp bằng y tế, ngoại trừ trẻ có biểu hiện nghẹt tắc, xoắn ruột. Phòng ngừa táo bón cũng là biện pháp hữu hiệu để bậc phụ huynh giúp con em mình tránh mắc căn bệnh này.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh đại tràng dài có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì 2 nguyên nhân chính sau:
Do dị tật bẩm sinh ở đại tràng: Ngay từ khi sinh ra đại tràng của trẻ đã gặp bất thường này. Thống kê cho thấy có gần 10% trẻ sinh ra đã bị đại tràng dài.
Do táo bón: Hiện tượng táo bón diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài cũng trở thành nguyên nhân khiến cho đại tràng bị phình và kéo dài hơn. Có đến hơn 90% trẻ em được xác định bị đại tràng dài vì lí do này.
Nội soi cắt polyp đại tràng
Như vậy trong 2 nguyên nhân gây bệnh kể trên thì nguyên nhân gây bệnh do táo bón các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Bệnh đại tràng dài ở trẻ em có cần phải điều trị không?
Thông thường đa số các trường hợp trẻ bị đại tràng dài không cần phải can thiệp y tế. Ngoại trừ một số bé có biểu hiện nghẹt tắc , xoắn ruột hay không thể khắc phục được tình trạng táo bón thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.
Với những bé được xác định bị đại tràng dài do táo bón và chưa gây ra biểu hiện gì ảnh hưởng đến sức khỏe thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống , sinh hoạt của các bé cho hợp lý , một khi tình trạng táo bón đã được cải thiện thì đại tràng cũng sẽ dần trở lại bình thường.
Để phòng ngừa được bệnh đại tràng dài ở trẻ em thì điều duy nhất cha mẹ nên làm là ngăn chặn chứng táo bón kéo dài ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị táo bón như:
Bé lười rặn hoặc ham chơi nên không muốn ngồi lâu trên bồn cầu. Khi cơn đau bụng qua đi hoặc không đi hết phân thì lượng phân còn tồn đọng lại trong đại tràng sẽ ngày càng trở nên cứng hơn.
Trẻ nhịn đi cầu khi không muốn đi ở trường học
Trẻ sợ đau như những lần bị táo bón trước nên không muốn đi cầu
Chế độ ăn của bé thiếu chất xơ
Bé được thay đổi sữa hoặc mẹ pha sữa công thức cho bé đặc hơn liều lượng hướng dẫn
Trẻ uống ít nước và ăn nhiều đồ ngọt
Cho bé uống nhiều nước là biện pháp đơn giản để ngăn ngừa táo bón
Một khi đã tìm ra được lý do khiến con bạn bị táo bón thì không quá khó để các bậc phụ huynh có thể giúp con thoát khỏi tình trạng này. Hãy khuyến khích bé đi ngoài ngay mỗi khi có nhu cầu. Tập cho bé thói quen đi cầu vào một giờ cố định trong ngày. Cho trẻ uống ít nhất 600ml nước/ ngày từ nước lọc, sữa, nước ép trái cây hay nước canh…Tập cho bé ăn rau và trái cây nhiều hơn để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Ưu tiên các loại rau có tính mát giúp nhuận trường như rau đay, mồng tơi, khoai lang…hay các loại trái cây giàu chất xơ hòa tan như cam , quýt, đu đủ…Với những trẻ bú sữa công thức mẹ nên chọn loại sữa có bổ sung chất xơ và lợi khuẩn để đường ruột của bé hoạt động hiệu quả hơn.

Thực hiện tốt những biện pháp trên thì bệnh đại tràng dài ở trẻ sẽ được ngăn ngừa hoặc dần cải thiện. Nếu hiện tượng táo bón ở trẻ kéo dài mà thực hiện các biện pháp tại nhà không chữa được, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định lại nguyên nhân nhằm có hướng điều trị đúng đắn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét