Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Cách xử trí khi trẻ tiêu chảy do Rota Virus

Khi nói tới tiêu chảy ở trẻ nhỏ, nhiều bà mẹ cho rằng đây là bệnh thường gặp mà đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải và có thể khỏi bệnh sau vài ngày chữa trị. Tuy nhiên, quan niệm này lại hoàn toàn sai với tiêu chảy cấp do virus Rota

Virus Rota: nguy hiểm vì khả năng tồn tại dai dẳng
Giống như bệnh cúm, tiêu chảy cấp do virus Rota đúng là bệnh có khả năng lây lan dữ dội, với đường truyền phổ biến là phân – miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.
Các nhà khoa học thấy rằng mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota có thể chứa hơn 10.000 tỷ virus Rota trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người. Virus gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay, vài ngày trên các bề mặt rắn và tồn tại đến 21 ngày trong phân.
Điều đáng lo ngại là virus Rota gần như không thể bị tiêu diệt bởi các biện pháp vệ sinh thông thường như xà phòng mà chỉ bị tiệt trừ bởi các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn.
Trẻ bị tiêu chảy rota - Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
Cách xử trí khi trẻ tiêu chảy do Rota Virus
– Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
– Quan trọng nhất là bù nước cho trẻ bằng Oresol: pha đúng cách theo chỉ dẫn của gói thuốc, với trẻ nhỏ uống Oresol từng thìa nhỏ, 1-2 phút/thìa, bù nước 50ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
– Nếu trẻ không thể bù nước bằng đường uống và có biểu hiện mất nước, cần đưa ngay đến bệnh viện để truyền dịch kịp thời. https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/06/cach-xu-tri-khi-tre-tieu-chay-do-rota.html
– Dinh dưỡng cho trẻ: cho trẻ ăn uống thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn từng thìa nhỏ, nếu trẻ bị nôn ói, cho trẻ nghỉ một chút rồi đút lại, chậm hơn.
– Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ bị các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, làm virus – nguyên nhân gây tiêu chảy ứ đọng lâu hơn, lâu ngày có thể dẫn đến chướng bụng, tắc ruột, tử vong…
– Điều trị: Cho trẻ uống MEN VI SINH chứa cả 2 thành phẩn Probiotic và Prebiotic, vi khuẩn (Probiotic) có ích tạo một lớp bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của virus và giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Prebiotic (chất sơ hòa tan) là nguồn dưỡng chất giúp cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trong ruột.

https://30phutlamdep.de.tl/Kem-tr%26%237883%3B-m%26%237909%3Bn-Pair-c%26%237911%3Ba-Nh%26%237853%3Bt-c%F3-t%26%237889%3Bt-kh%F4ng-f-.htm
https://delta2.doodlekit.com/blog/entry/6796714/kem-tr-mn-pair-ca-nht-c-tt-khng
http://lamdepmoingay.mystrikingly.com/blog/kem-tr-m-n-pair-c-a-nh-t-co-t-t-khong

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Biểu hiện viêm họng thường gặp ở trẻ

Bệnh viêm họng thường gặp ở trẻ, thường vào thời tiết giao mùa, mùa mưa lạnh, ẩm ướt, hay nắng nóng… Viêm họng sẽ nguy hiểm với trẻ nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.

Trẻ bị viêm họng chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân sau:
Vi rút cảm cúm, adeno, rhino, sởi,…
Do các loại vi khuẩn liên cầu, phế cầu và tụ cầu
Trẻ bị viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng.
Viêm họng ở trẻ em - Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị -1
Biểu hiện viêm họng thường gặp ở trẻ
Dấu hiệu viêm họng ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng mọc răng thông thường. Khi trẻ có những trường hợp dưới đây nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.
Triệu chứng nhẹ:
Sốt cao từ 39 độ C trở lên
Trẻ biếng bú, bỏ ăn, đau họng, quấy khóc suốt ngày.
Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ triệu chứng viêm họng với tình trạng nóng sốt khi trẻ mọc răng.
Triệu chứng nặng:
Nổi hạch hai bên hàm, nuốt nước bọt thấy đau.
Khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng.
Cổ họng bị sưng, trẻ không thể há miệng và thở khó.

https://plaza.rakuten.co.jp/chamsocrangmieng/diary/202001080001/
https://phammanhtien8.portfoliobox.net/chamsocrangmieng/kem-tr-mn-pair-ca-nht-c-tt-khng
http://suckhoerangmieng.blog.cz/2001/kem-tr-m-n-pair-c-a-nh-t-co-t-t-khong

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Chụp CT tim hầu như không đau đớn gì

Chụp CT tim là 1 xét nghiệm không xâm lấn, nhằm kiểm tra đánh giá động mạch vành - mạch máu cung cấp máu được oxy hóa đến nuôi tim.

Mảng bám được hình thành do chất béo và các chất khác như can-xi tích tụ làm hẹp động mạch hoặc thậm chí gây tắc nghẽn dòng máu về tim tạo cơn đau thắt ngực hoặc cơn đau tim.
Chụp CT tim  hầu như không đau đớn gì. Nó cho phép kỹ thuật viên thu thập thông tin về vị trí và độ lớn của mảng bám đã bị vôi hóa trong động mạch vành với độ chính xác cao.
Trước khi có chụp CT tim, biện pháp duy nhất để đánh giá mức độ hẹp trong động mạch vành là thủ thuật mạch vành xâm lấn (phải có vết rạch) và cần nằm viện ít nhất một ngày.

Những điều cần làm trước khi chụp:
Những điều nên tránh
1. Không uống thức uống có caffein như coca cola, cà phê hoặc trà vào ngày chụp
2. Không ăn hoặc hút thuốc 4 giờ trước giờ hẹn
3. Không dùng thuốc Viagra, Cialis hoặc Levitra 48 giờ trước và sau khi chụp
Những điều nên làm
1. Uống 2 ly nước 2 giờ trước giờ hẹn
2. Tiếp tục uống các thuốc thường dùng hàng ngày ngoại trừ Metformin*
3. Mặc áo quần dễ thay vì bạn sẽ cần mặc áo bệnh viện khi chụp
Trước khi chụp
Những vật dụng bằng kim loại như nữ trang, gọng kính, răng giả và kẹp tóc ảnh hưởng đến kết quả chụp và nên để ở nhà hoặc gỡ ra trước khi chụp. Bạn cũng có thể được yêu cầu gỡ máy trợ thính.
Trước khi tiến hành chụp, bạn sẽ được hướng dẫn nín thở trong khoảng 10-15 giây trong khi chụp
Nếu bạn bị tiểu đường và đang uống metformin (Glucphage®), bạn phải ngừng thuốc vào thời điểm trước và trong lúc chụp, và 48 giờ sau khi chụp.
Nếu nhịp tim của bạn là 90 lần một phút hoặc cao hơn, bạn có thể được cho thuốc uống ổn định nhịp tim để có kết quả hình ảnh chính xác hơn.
Nếu bạn bị bệnh suyễn và/ dị ứng thuốc, bạn có thể được cho thuốc uống trước khi chụp
Trước khi chụp, một ống thông nội tĩnh mạch (một ống nhựa nhỏ) sẽ được đặt vào cánh tay bạn để tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Nếu bạn từng bị phản ứng với thuốc cản quang (ví dụ dị ứng) , xin báo ngay cho kỹ thuật viên phụ trách chụp cho bạn.
Chụp có an toàn không
Nguy cơ chụp CT tim bao gồm phơi nhiễm phóng xạ, phản ứng dị ứng với thuốc cản quang và rò rỉ cản quang ra da. Những trường hợp này hiếm khi xảy ra và có tỷ lệ dưới 1%.
Các chọn lựa xét nghiệm khác
MIBI Gắng sức hoặc Siêu âm Gắng sức cũng là những biện pháp không xâm lấn để đánh giá sức khỏe động mạch vành.

http://30phutlamdep.blog.fc2.com/blog-entry-22.html
http://nhakhoathammy.99ing.net/%E6%9C%AA%E9%81%B8%E6%8A%9E/kem%20tr%E1%BB%8B%20m%E1%BB%A5n%20pair%20c%E1%BB%A7a%20nh%E1%BA%ADt
https://kienthuclamdep.dudaone.com/kem-tri-mun-pair-cua-nhat-co-tot-khong

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ thường gặp là gì?

Tiêu chảy ở trẻ là 1 vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ. Vào mùa nóng, trẻ thường hay thích thú với những món ăn vặt như kem, siro, đá bào,…để hạ nhiệt. Tuy vậy, bạn có biết rằng đa số những món ăn vặt ấy không hợp vệ sinh, là thủ phạm gây tiêu chảy ở trẻ.

Những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ thường gặp là gì?
Tiêu chảy là cách cơ thể đào thải vi trùng và hầu hết bệnh sẽ kéo dài từ một vài ngày đến một tuần.
Tiêu chảy thường xảy ra kèm với sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số trong những lý do phổ biến khiến trẻ em bị tiêu chảy bao gồm: nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella và hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như Giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Cùng với tình trạng phân lỏng hoặc chảy nước, các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột do virus thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, đau đầu và sốt.
nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh, có thể bao gồm buồn nôn và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.
Nếu bạn và bé đã đi du lịch ngoài nước gần đây, hãy cho bé đi khám bác sĩ, con bạn rất có thể cần phải xét nghiệm phân.
Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn.
Các nguyên nhân khác của bệnh tiêu chảy bao gồm bệnh đại tràng kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và loét dạ dày. Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy của con mình, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.
Làm thế nào để điều trị tiêu chảy ở trẻ em?
Việc điều trị viêm dạ dày ruột do virus gây ra có thể kéo dài 5-14 ngày, trong đó điều quan trọng nhất cần làm là ngăn ngừa mất nước. Bạn có thể cho bé uống sữa mẹ bổ sung hoặc dung dịch bù nước đường uống (ORS) trong trường hợp bé là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước uống thông thường sẽ không cung cấp đủ natri, kali và các chất dinh dưỡng khác để bù nước một cách an toàn cho trẻ em còn nhỏ, vậy nên hãy hỏi bác sĩ xem lượng nước bé cần là bao nhiêu, làm thế nào để đảm bảo bé uống đủ nước, khi nào bé nên uống nước và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.
Trẻ lớn hơn khi bị tiêu chảy có thể uống bất cứ thứ gì để cấp nước, bao gồm cả ORS và các sản phẩm cấp nước khác (tên kết thúc bằng “lyte”).
Đối với tiêu chảy nhẹ do thuốc gây ra, hãy chú ý cho bé uống đủ nước. Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy của con bạn là thuốc kháng sinh, hãy cho bé tiếp tục uống thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn cho bé giảm liều, thay đổi chế độ ăn uống, uống thêm probiotic hoặc chuyển sang dùng một loại kháng sinh khác.
Nghiên cứu cho thấy sữa chua chứa khuẩn sống hoặc probiotic có thể giúp giảm tiêu chảy gây ra do kháng sinh. Probiotics giúp bổ sung các khuẩn đường ruột đã bị giết bởi thuốc kháng sinh.

Việc chữa trị tiêu chảy do ngộ độc tương tự như với tiêu chảy do nhiễm trùng. Bạn nên cho con uống đủ nước, đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Nguyên nhân viêm họng hạt ở trẻ?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp những vấn đề về đường hô hấp. Khi viêm nhiễm, tổn thương ở trẻ không chữa trị triệt để, nguy cơ khiến trẻ đối mặt với những thể bệnh nặng hơn là điều có thể xảy ra. 1 trong số đó chính là tình trạng viêm họng hạt.

Nguyên nhân viêm họng hạt ở trẻ
Trẻ em là đối tượng có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng còn non yếu vì vậy rất dễ bị các tác nhân xâm nhập và gây bệnh. Trong đó những yếu tố gây viêm họng hạt ở trẻ có thể kể đến như:
– Do sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Khi những mầm bệnh này xâm nhập vào vùng họng qua đường thở và đường ăn uống, nó sẽ tác động và gây viêm trên bề mặt niêm mạc họng.
– Do thời tiết thay đổi thất thường, làm cho cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng để phù hợp. Do đó dễ suy giảm sức đề kháng ở cơ thể trẻ và gây nên những kích thích ở đường hô hấp khiến viêm họng hạt xuất hiện.
Viêm họng hạt ở trẻ em -1
– Do trẻ sử dụng nước lạnh, các thực phẩm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ bị viêm họng hạt đó chính là trẻ có cảm giác ngứa họng. Thêm vào đó, các “hạt” xuất hiện ở cổ họng sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy có vật gì đó bị mắc lại trong cổ họng. Điều này dẫn đến trẻ có hành động khạc, nhổ để nhằm loại bỏ cảm giác vướng víu đó.
Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em
Có những trẻ lại có dấu hiệu khô, rát ở cổ họng rất khó chịu, tuy nhiên trẻ lại không hề có dấu hiệu sốt cao.
Một số trẻ có triệu chứng ho khan, ho thành từng cơn kéo dài làm cho trẻ mệt mỏi. Những cơn ho này chủ yếu xuất hiện về ban đêm hoặc buổi sáng sớm.
Những triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ đôi khi có thể diễn biến trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cũng có khi lại kéo dài cả tháng hoặc thậm chí mãn tính đến cả năm. Và càng để lâu thì những triệu chứng khác ở trẻ cũng vì thế mà diễn biến nặng hơn, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Khi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nếu ba mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như chia sẻ trên thì có thể trẻ đang bị viêm họng hạt. Khi đó ba mẹ sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán cụ thể mức độ bệnh.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Nhận biết viêm loét đại trực tràng chảy máu?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là 1 căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp. Bệnh làm tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu tại trực tràng, giảm dần đến đại tràng phải.

Do bệnh có các biểu hiện giống như bệnh thông thường khác nên người bệnh chủ quan nhập viện muộn khiến cho việc điều trị khó khăn. Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm là điều vô cùng cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết
Đau bụng là triệu chứng hay gặp. Đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Bệnh nhân có triệu chứng mót rặn khi đại tiện. Giai đoạn đầu bị bệnh thường bị nhầm là bị bệnh lỵ và tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có giảm bớt triệu chứng nhưng sau bệnh ngày càng tăng dần.
Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh có biểu hiện khác nhau ở trường hợp điển hình, bệnh nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu, nếu bệnh nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân. Nếu các thể nhẹ, người bệnh không có thay đổi về thể trạng, triệu chứng đại tiện nhầy máu chỉ kéo dài dưới 4 ngày, không có thay đổi thể trạng, không có thiếu máu hoặc giảm protein máu.
Trước khi nội soi trực tràng có phải nhịn ăn không
Bệnh thường chỉ khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma, hiếm khi có tổn thương cao hơn ở phía trên. Các biểu hiện ngoài ruột là rất hiếm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể diễn tiến thành nặng.
Nếu trường hợp nặng hơn, người bệnh thường khởi đầu bằng đau quặn bụng, rồi đại tiện phân máu, có thể xảy ra vào ban đêm nhưng số lần đại tiện thường dưới 6 lần/ngày. Thường kèm theo sốt, giảm protein máu, làm bệnh nhân mệt mỏi.
Nhận biết viêm loét đại trực tràng chảy máu
Bệnh trở nên trầm trọng khi người bệnh đại tiện có máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra về ban đêm. Thường có cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Cơ thể suy sụp với nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốt cao, bụng trướng. Nếu không được điều trị kịp thời thì tiến triển rất nặng dẫn đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.
Bệnh nhân có thể sốt, thiếu máu, biểu hiện bằng hoa mắt chóng mặt, nhất là khi ngồi xuống và đứng lên; có thể có phù chân do giảm protein máu khi mắc bệnh lâu ngày. Ở thể nặng có biểu hiện mất nước: khát nước, môi khô, người hốc hác, thậm chí có triệu chứng sốc như: mạch nhanh, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng như sưng đau các khớp, đau vùng thắt lưng và cùng chậu do viêm khớp cùng chậu.

http://pacifichealthcare.simpsite.nl/blog/15494-GH_Creation_Ex_th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m_ch%E1%BB%A9c_nang_h%E1%BB%97_tr%E1%BB%A3_chi%E1%BB%81u_cao_c%E1%BB%A7a_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n
https://pacifichealthcare.blogsky.com/1398/10/23/post-31/GH-Creation-Ex-th%e1%bb%b1c-ph%e1%ba%a9m-ch%e1%bb%a9c-n%c4%83ng-h%e1%bb%97-tr%e1%bb%a3-chi%e1%bb%81u-cao-c%e1%bb%a7a-Nh%e1%ba%adt-B%e1%ba%a3n
http://pacifichealthcare.mystrikingly.com/blog/gh-creation-ex-th-c-ph-m-ch-c-nang-h-tr-chi-u-cao-c-a-nh-t-b-n

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

8 nhóm nguyên nhân chính gây đái dầm:

1 nghiên cứu chỉ rằng có nhiều phụ huynh có con đái dầm nghĩ trẻ làm vậy do lười biếng. Thực tế không phải vậy, đái dầm liên quan tới yếu tố thực thể, sinh lý chứ không quan hệ gì với sự căng thẳng, thiếu tự tin, thiếu trưởng thành về tâm lý ở trẻ.

Dưới đây là 8 nhóm nguyên nhân chính gây đái dầm:
1. Di truyền
Đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm của con cái sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm.
2. Giảm dung tích chức năng bàng quang
Ở nhóm trẻ này, thể tích bàng quang vẫn bình thường nhưng khả năng chứa nước tiểu lại thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ban ngày, trẻ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi phải chạy vội vào nhà vệ sinh để tránh sự cố. Khả năng giữ nước tiểu qua đêm cũng thấp hơn.
Bệnh đái dầm ở trẻ em do đâu?
3. Tăng sản xuất nước tiểu về đêm
Ban đêm não sản xuất một loại hoóc môn gọi là vasopressin, giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu. Sản xuất không đủ hoóc môn này có thể gây đái dầm. https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/06/8-nhom-nguyen-nhan-chinh-gay-ai-dam.html
4. Không thể tỉnh giấc
Một số trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.
5. Táo bón
Khi trực tràng bị đầy, phân có thể ép vào bàng quang, khiến cơ quan này "hiểu nhầm" và gửi tín hiệu thần kinh tới não như khi bàng quang bị đầy. Trực tràng đầy phân cũng làm giảm dung tích bàng quang hoặc khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này.
6. Các yếu tố tâm lý
Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát sau những căng thẳng đáng kể như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng tình dục. Đái dầm thường mất đi khi rắc rối tâm lý được xử lý. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng rắc rối tâm lý không gây đái dầm tiên phát.
7. Lạm dụng tình dục
Lạm dụng tình dục có thể là một yếu tố gây đái dầm ở trẻ trước đó không gặp khó khăn trong vấn đề này. Cần nghĩ tới lạm dụng tình dục nếu thấy trẻ có các biểu hiện: nhiễm trùng tiết niệu mạn tính, ra nhiều chất tiết vì bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, ngứa hoặc đau ở bộ phận sinh dục.
8. Các tình trạng bệnh lý

Đái dầm có thể xuất hiện ở 1 số bệnh lý như bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường, 1 số bệnh lý thần kinh. Nguyên nhân này chỉ chiếm 3% trường hợp đái dầm.

https://pacifichealthcare.doodlekit.com/blog/entry/6863921/ghcreation-ex-thc-phm-chc-nng-h-tr-chiu-cao-ca-nht-bn
https://pacifichealthcare.page.tl/GH_Creation-Ex-th%26%237921%3Bc-ph%26%237849%3Bm-ch%26%237913%3Bc-n%26%23259%3Bng-h%26%237895%3B-tr%26%237907%3B-chi%26%237873%3Bu-cao-c%26%237911%3Ba-Nh%26%237853%3Bt-B%26%237843%3Bn.htm
http://pacifichealthcare.blog.cz/2001/gh-creation-ex-th-c-ph-m-ch-c-nang-h-tr-chi-u-cao-c-a-nh-t-b-n

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Nổi mẩn ngứa chủ yếu ở trẻ sơ sinh

Khi thời tiết thay đổi dễ dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ nhỏ khắp người trẻ gây ra ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng quá trình phát triển của bé. Tuy không sốt nhưng các nốt mẩn đỏ sẽ làm trẻ khó chịu trong hoạt động hằng ngày.

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.
Nổi mẩn ngứa chủ yếu ở trẻ sơ sinh
Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.
Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.
Trẻ bị nổi ban đỏ
Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.
Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa
Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau:
Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ
Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết. 

Đối với người đang cho con bú cần kiêng loại thức ăn khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên sử dụng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hòa, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không chữa trị sớm, đúng cách thì chúng sẽ trở nên nguy hiểm, khiến tình trạng bệnh có nguy cơ biến chứng, dẫn tới những hậu quả khôn lường về sau.

Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng cấp tính. Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, rát họng, đau họng, khô nóng họng…
Nguyên nhân của viêm họng cấp
Do vi khuẩn (liên cầu, phế cầu hay các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hoặc do vi rút cúm, sởi…
Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em như thế nào thì hiệu quả?
Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi tắm ở những nơi không kín gió, có gió lùa, tắm nước lạnh, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay.
Bệnh cũng có thể xuất hiện khi đang ở trong nóng chuyển sang ngồi phòng máy lạnh hay khi gặp thời tiết thay đổi thất thường, lúc giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm họng cấp
Người sốt cao 39-40 độ C
Nuốt đau rát họng
Khàn tiếng
Chảy nước mũi
Ngạt mũi, sụt sịt
Ho khan
Có hạch vùng cổ
Hạch góc hàm thường viêm tấy, sưng đau
Cơn đau thường lan lên tau, nuốt đau nhói
Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3-4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.
Biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp
Trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm, nếu kéo dài hơn sẽ có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, mũi, phế quản.
Ở trẻ em, nguy hiểm hơn nữa còn có nguy cơ gây bệnh thấp tim, khớp hoặc thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Biểu hiện chung trong những trường hợp này là trẻ đau họng, sốt, ho, sau đó sưng, nóng các khớp. Đặc biệt sưng khớp khuỷu, khớp gối, chạy từ khớp này sang khớp khác.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Triệu chứng k trực tràng gồm những gì?

Hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại trực tràng đều không được chú ý nên nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh giai đoạn muộn, không cứu chữa được. Vậy  triệu chứng k trực tràng gồm những gì?

K đại trực tràng (còn có tên gọi khác là ung thư ruột già) phát khởi từ lớp mô lót mặt trong của ruột dạng polyp (chồi thịt có cuống), lớn dần sẽ nhô ra trong lòng ruột. Khi phân đi qua cọ vào khối bướu và gây chảy máu, tới một điểm nhất định thì bít lòng ruột gây tắc
Nguyên nhân chính thức gây ra căn bệnh này vẫn chưa được tìm ra. Trong khi đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu về bệnh là yếu tố quyết định việc điều trị. Tuy nhiên, hầu hết dấu hiệu sớm của ung thư đại trực tràng đều không được chú ý, vì vậy, rất nhiều các trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn.
Nội soi trực tràng bao nhiêu tiền
5 triệu chứng dưới đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm, người dân cần lưu ý:
Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Chứng này được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.
Đi ngoài phân nhỏ
Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
Đi ngoài ra máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.
Co thắt dạ dày
Khi khối u phát triển trong ruột kết chúng có thể chặn đường đi và gây ra những cơn đau co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh. Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Cân nặng giảm bất thường
Khi các khối trong ruột kết tiết ra những chất hóa học làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng giảm cân bất thường mà người bệnh không tìm được ra nguyên nhân.

Vì vậy, người có nguy cơ và 5 triệu chứng kể trên thì nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng tránh, phát hiện sớm bệnh.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguy hiểm hơn mẹ tưởng

Không dễ nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, vì ở giai đoạn đầu đời, phân bé thường mềm, chứa nhiều chất lỏng. Khi xảy ra tiêu chảy, nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ xuống cân nhanh chóng, bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguy hiểm hơn mẹ tưởng
Tiêu chảy là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khác với tình trạng trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết, tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, bố mẹ sẽ khó nhận ra.
Hậu quả của tình trạng này là sự mất nước, khiến quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy, làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này?
Dấu Hiệu Trẻ Bị Tiêu Chảy Cha Mẹ Cần Biết Và Nhanh Chóng Xử Lý
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.
Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.
Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý:
Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.

Trẻ sơ sinh tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân có thể lẫn cả máu. Kèm theo trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bú kém, có thể bị sốt hoặc không, nôn ói.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động phụ huynh cần biết

Con bạn có vấn đề chú ý, trẻ nói chuyện không ngừng, trẻ khó kiểm soát hành vi của mình? Với 1 số trẻ, đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động. Phát hiện, can thiệp sớm là điều cần thiết cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động phụ huynh cần biết
Không tập trung, dễ dàng phân tâm là dấu hiệu nổi bật ở trẻ tăng động , ngoài ra để nhận ra trẻ tăng động, phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động sau:
Hay quên là đặc điểm ở trẻ tăng động.
Trẻ thường hay di chuyển, di chuyển nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, hoạt động liên tục, đặc biệt là thường hay chạy xung quanh.
Trẻ tăng động - Nguyên nhân và Những dấu hiệu không nên bỏ qua
Vấn đề với giấc ngủ là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động, giấc ngủ của trẻ hay bị xáo trộn, trẻ ngủ say nhưng cũng có trẻ khó ngủ, hay giật mình thức giấc.
Khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thiếu kiên nhẫn trong các hoạt động, một đứa trẻ mắc chứng tăng động thể hiện sự “quan tâm” vào nhiều điều khác nhau trong cùng một lúc, đó là lý do trẻ không hoàn thành nhiệm vụ.
Thường hay làm mất đồ chơi, sách vở, đồ dùng học tập – đây là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động phụ huynh cần lưu ý.
Trẻ em thường không thể ngồi yên, trẻ có thể tìm cách đứng dậy, chạy xung quanh, hay vặn vẹo khi yêu cầu phải ngồi.
Hay ngắt lời người khác, không tập trung khi người khác nói.
Chạm, chơi với tất cả mọi thứ mà trẻ nhìn thấy – dấu hiệu của trẻ bị tăng động này có thể nhầm lẫn với sự khám phá nghịch ngợm của trẻ.
Nói ra những câu không phù hợp.
Khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, trẻ có thể có những cơn bộc phát của sự tức giận vào những thời điểm không thích hợp.

Lặp đi lặp lại các sai lầm, bất cẩn. Trẻ tăng động thiếu chú ý trong chi tiết, kết quả hoạt động thường ngày, học tập.