Thanh quản được nuôi dưỡng từ động mạnh thanh quản trên và động mạch thanh quản dưới, đồng thời là cơ quan phát âm, thở nằm ở vùng thanh hầu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh quản nằm ở đâu, cấu tạo của thanh quản và các bộ phận bên trong của nó.
Thanh quản được cấu tạo như thế nào?
Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng khớp, màng, dây chằng và các cơ. Hai dây thanh âm được rung chuyển sẽ phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.
Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.
Phần bên trong thanh quản được phủ bởi một lớp niêm mạc khí quản, niêm mạc hầu, chúng tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.
Vị trí của thành quản ở trẻ em được bắt đầu từ vị trí đốt sống C2 – C3. Ở người lớn, vị trí bắt đầu của thanh quản ở đốt sống C3 – C6.
Thanh quản được cấu tạo từ những sụn thanh quản nào trong cơ thể?
Sụn giáp: Đây là sụn thanh quản lớn nhất, Sụn giáp được ví như một tấm khiên bảo vệ, che chắn ở phía trước vùng thanh quản, và nằm trên sụn nhẫn, dưới xương móng. Sụn giáp được tạo thành bởi mảnh phải và trái, dính liền nhau ở đường giữa, tọa lồi thanh quản nhô ra trước, và một gốc mở ra sau. Góc này được gọi là góc sụn giáp.
Sụn nhẫn: Giống như tên gọi của nó thì sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, được nằm ở vị trí dưới sụn giáp, được cấu tạo thành hai phần: cung sụn nhẫn phía trước và bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang, nối vòng sụn đầu tiên của khí quản.
Sụn nắp thanh môn: Sụn nắp thanh môn có vị trí nằm ở phía sau ngay sụn giáp, giống như nắp của thanh quản. Sụn nắp thanh môn có hình chiếc lá, cuống ở trước dưới, gắn với góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp.
Sụn phễu: Đây là một trong các sụn thanh quản nằm trên mảnh sụn nhẫn. Sụn phễu là sụn đôi, có hình tam giác ở đỉnh trên đáy ở dưới. Đáy sụn phễu hình tháp, trong đó, góc trước được gọi là mỏm thanh âm, góc ngoài là mỏm cơ để các cơ bám vào.
Sụn sừng: Sụn sừng có đáy cố định vào đỉnh của sụn phễu, thường nhỏ. Các sụn được nối với nhau bằng các khớp, dây chằng và các cơ thanh quản để thanh quản có thể vận động được.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về thanh quản. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh quản cũng như một số bệnh thanh quản thường gặp. Khi có các biểu hiện của bệnh viêm thanh quản bạn có thể biết để đề phòng cũng như chữa trj kịp thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét