Với người bệnh bị ung thư nào ngoài áp dụng phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị ung thư. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu u đại tràng nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị, tăng cường thể trạng ở bệnh nhân ung thư đại tràng, phòng ngừa tái phát bệnh như thế nào.
Đối với bệnh nhân ung thư cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những biện pháp điều trị bệnh đã làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Phần lớn những người bị ung thư phải chịu những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị bệnh làm họ khó ăn uống được, cơ thể hao mòn, thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, các tế bào ung thư lại gây tiêu hao nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể đã thiếu dinh dưỡng lại càng thiếu hơn. Vì thế trong vấn đề dinh dưỡng thì việc ăn uống của người bệnh là cô cùng quan trọng để hồi phục bệnh cũng như có sức khỏe để tiếp tục các phương pháp điều trị ung thư.
Chế độ ăn uống phải tuân theo một số nguyên tắc như: ăn uống đầy đủ đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước… theo nhu cầu và sở thích của bệnh nhân để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cân tốt hơn.Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư đại tràng
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên lựa chọn các loại thức ăn ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế. Để đạt được việc cân bằng dinh dưỡng tốt nhất nên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng và mỗi ngày nên uống 1-2 cốc sữa. Các loại thức ăn thực vật như ngũ cốc được ưu tiên trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất và phóng xạ, khi cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. Một số nguyên tắc chung về điều dưỡng ăn uống đối với bệnh nhân ung thư đại tràng như sau:
Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần với số lượng ít một.
Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít mặn
Ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả nhiều vitamin
Tránh ăn thức ăn khô cứng, ăn đồ ăn nướng, rán…
Không uống rượu
Nên ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp, không nên ăn những món rán, quay, nướng hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas…. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (6-8 bữa), thực phẩm nên chế biến dưới dạng cháo, súp… Các bữa phụ bổ sung sữa tách bơ, nước hoa quả, trái cây.
Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, giàu chất dinh dưỡng, chọn thức ăn tinh bột từ ngũ cốc, củ quả (gạo, lạc, đậu…).
Cần được cung cấp đủ lượng đạm cần thiết, nhưng thịt đỏ chỉ nên ăn dưới 80 mg/ngày. Thay vào đó là lượng protein từ gia cầm (thịt gà, thịt chim…), cá, sữa, trứng và các loại họ đậu vừng, lạc…
Tăng cường thêm nhiều loại vitamin từ rau, củ, quả, nước ép trái cây, không nên ăn các loại rau có quá nhiều chất xơ khiến gan mệt mỏi. Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia…
Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày.Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát. Trong đó, tập luyện cơ thể là quan trọng như đi bộ, đạp xe…, tập khoảng 30-45 phút/lần, 3 lần/tuần.
Còn về những sản phẩm thuốc hỗ trợ hay thực phẩm chức năng cần thiết thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho mẹ bạn để được tư vấn dùng những sản phẩm thuốc phù hợp nhất.
Người bệnh ung thư đại tràng nên uống nhiều nước hoa quả, các loại quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, đu đủ, ăn nhiều rau xanh. Nếu mệt mỏi khó ăn hoặc ăn ít, có thể dùng thêm sữa. Trường hợp sức khỏe cho phép, có thể tập luyện, sinh hoạt nhẹ nhàng trong nhà.
Không nên tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác mà không có ý kiến cho phép của bác sĩ chuyên khoa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét