Vi khuẩn Hp có thể lây qua nhiều đường khác nhau, với nhiều yếu tố có nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhiễm. Tỷ lệ nhiễm Hp ở nước ta hiện nay tăng đến mức báo động, khoảng 80% dân số. Để kiểm soát tốt vi khuẩn Hp, bạn nên biết lúc nào cần xét nghiệm Hp.
Khi nào cần đi xét nghiệm HpViệc kiểm tra nhiễm Hp là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi có các yếu tố nguy cơ, hoặc các biểu hiện báo động. Khi đó nên đi nội soi dạ dày và chẩn đoán nhiễm Hp bằng test Urease. Nếu chưa có biểu hiện báo động thì có thể kiểm tra Hp bằng test hơi thở mà không cần nội soi.
Cần lưu ý với các chuyên gia và bệnh nhân, test kiểm tra huyết thanh là test kém chính xác nhất, không nên lựa chọn ưu tiên khi có các phương pháp chẩn đoán khác. Sở dĩ như vậy bởi vì, mặc dù khi đã tiệt trừ thành công vi khuẩn Hp, kháng thể kháng Hp có thể vẫn còn lưu hành trong huyết thanh người bệnh trong thời gian nhiều năm sau đó.
Các triệu chứng báo động bạn đã nhiễm Hp như sau:
Nuốt nghẹn.
Thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Sụt cân không chủ ý.
Biểu hiện nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên (phân đen như hắc ín, nôn ra máu)
Nôn kéo dài hoặc nôn ra thức ăn cũ
Khối u vùng bụng trên
Mới khởi phát ở tuổi >40
Triệu chứng không đáp ứng hoặc tái phát sau khi điều trị thử 2-4 tuần.
Các triệu chứng kể trên chỉ gợi ý bạn chứ không giúp khẳng định bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp. Cho nên khi có các triệu chứng như trên bạn cũng không cần quá lo lắng, mà việc đầu tiên bạn cần làm đó là tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sỹ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu phát hiện có vi khuẩn Hp, bác sỹ sẽ tư vấn đề bạn được điều trị đúng cách và kịp thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét