Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Tiêu chảy cấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là dưới 5 tuổi. Bệnh có tính lây lan trong cộng đồng. Tiêu chảy cấp tính sẽ diễn biến nặng nếu không điều trị bù nước kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi thất thường khi chuyển sang mùa mưa, độ ẩm trong không khí tăng cao, nhiệt độ hạ xuống đột ngột nên thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho trẻ. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là ở những trẻ bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tính chất lây lan trong cộng đồng. Tiêu chảy cấp tính diễn biến nặng nếu không được điều trị bù nước kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi và những điều cần lưu ý
Bệnh thường do Rota virut (chiếm 80%) và nhiễm trùng gây nên. Ở những trường hợp mắc bệnh do virus thường có các triệu chứng như: trẻ sốt (38-40 độ C), quấy khóc, ói, đi tiêu lỏng nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường rất mệt mỏi, sụt cân, kém ăn.
Còn những trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng (như: E.Coli, lị trực khuẩn, lị amip…) ngoài những biểu hiện như trên còn thêm một điểm là tiêu phân đàm có máu. Với những trường hợp bị bệnh này cần phải dùng kháng sinh để điều trị, thời gian chữa trị thường kéo dài trong 2 tuần.
Trẻ bị tiêu chảy cấp thường mất nước nên cần phải bù nước, có thể sử dụng một số cách sau: pha 1 gói Oresol vào đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói Oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào một lít nước. Hoặc có thể dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước, đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.
Một số bà mẹ có quan niệm sai lầm khi thấy trẻ bị tiêu chảy thường cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống, thậm chí ngừng cho bú hay pha sữa đặc hơn. Ngược lại, cần cho trẻ ăn nhiều hơn 1-2 cữ so với các bữa ăn hàng ngày, thức ăn phải loãng, dễ tiêu hóa, uống thêm nước (100ml nước/1 lần đi tiêu).
Ngoài thức ăn bình thường cần uống thêm vitamin, yếu tố vi lượng là kẽm để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt liên tục, ói không cầm, ăn uống kém, ngủ li bì, phân có máu, khát nước (đòi uống liên tục)… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời vì bệnh đã trở nặng.

Không nên tự mua thuốc bên ngoài uống, càng không nên cho trẻ uống những chế phẩm làm ngừng tiêu chảy tạm thời khác. https://phongkhampacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/tieu-chay-cap-kha-pho-bien-o-tre-nho.html


0 nhận xét:

Đăng nhận xét