Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

Nhận biết trẻ mắc bệnh

Các dấu hiệu của bệnh tay-chân -miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.



– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Phân loại bệnh theo mức độ nặng  

– Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:

Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ  được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

– Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị:

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:

Sốt cao liên tục không thể hạ được.

Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….

Giật mình

Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….

Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Cách phát  hiện các dấu hiệu nặng

– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.

– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

– Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

– Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.

– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ để có những biện pháp kịp thời chữa trị cho bé, tránh để tình trạng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. 
https://sites.google.com/site/benhvienthammykimhq/home/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can-cenly-co-tot-khong
https://benhvienthammykim.wordpress.com/2020/05/13/review-ve-chat-luong-thuoc-giam-can-cenly-co-tot-khong/
http://catmimathanquoc.mystrikingly.com/blog/review-v-ch-t-l-ng-thu-c-gi-m-can-cenly-co-t-t-khong
http://kienthuclamdep.blogger.ba/arhiva/2020/05/13/4212115

0 nhận xét:

Đăng nhận xét