Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt?

Viêm đại tràng co thắt mãn tính hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích làm cho bệnh nhân có tình trạng đau bụng phần dưới rốn ngay sau khi ăn xong, ăn no, ăn 1 số đồ ăn lạ hoặc 1 số loại đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ hoặc lạnh. Bệnh có thể phát triển thành mãn tính nếu bệnh nhân không kịp thời điều trị, chăm sóc bản thân tốt.

Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt

Viêm đại tràng đau đại tràng co thắt do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên bệnh do một số nguyên nhân chính sau:
Rối loạn ăn uống: Người bệnh có chế độ ăn cũng như ăn thức ăn không hợp vệ sinh. Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều loại thức ăn không có lợi cho sức khỏe như: thức ăn nhanh, nhiều muối, nhiều chất béo… bên cạnh đó bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) những loại thức ăn chứa các loại vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe, những yếu tố này gây ra rối loạn nhu động ruột

Người dùng nhiều kháng sinh đường ruột: Với những đối tượng sử dụng nhiều kháng sinh sẽ gây tiêu diệt và mất cân bằng một số loại vi khuẩn đường ruột nhất định, từ đó gây rối loạn đường ruột.​
Căng thẳng, stress: Các bác sỹ đã chỉ ra rằng một số nguyên nhân gây bệnh là do stress, căng thẳng, lo âu, mỏi mệt… những trạng thái căng thẳng ấy ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống tiêu hóa của người bệnh và gây nên hiện tượng đau đại tràng cùng cơn đau co thắt.
Biểu hiện của viêm đại tràng co thắt
Bệnh nhân thường bị đau phần bụng dưới rốn, hiện tượng này thường xảy ra ngay sau khi ăn xong, sau khi ăn no, ăn thức ăn lạ, cay, nóng…
Lúc này bệnh nhân có hiện tượng bị đau quặn bụng, khó tiêu, đầy hơi, đi đại tiện nhiều lần… Tuy nhiên những hiện tượng này sẽ hết sau khi bệnh nhân đại tiện và đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân bị táo bón.
Các hiện tượng này thường kéo dài và nếu không được điều trị sẽ thành bệnh viêm đại tràng co thắt mãn tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng của hiện tượng suy dinh dưỡng, thiếu chất, thiếu nước và một số biểu hiện ngoài tiêu hóa như: bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, stress do bệnh tật.

Như đã nêu ở trên, khi bạn có 1 trong những biểu hiện đó nên tới cơ sở y tế khám và điều trị, thực hiện lối sống lành mạnh, tránh để bệnh tiến triển thành viêm đại tràng co thắt mãn tính.

http://pacifichealthcare.greatwebsitebuilder.com/blog/kem-nghe-thorakao-co-tot-khong
https://pacifichealthcare.amebaownd.com/posts/7740315
http://facebookhitlist.com/profiles/blogs/kem-ngh-thorakao-c-t-t-kh-ng

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Trào ngược dạ dày thì nên ăn?

Trào ngược dạ dày thì nên ăn, kiêng ăn gì là thắc mắc mà nhiều bệnh nhân muốn được tư vấn, giải đáp. Trong nội dung bài viết sau, Phòng Khám Đa Khoa Pacific sẽ liệt kê các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị trào ngược thực quản nhằm giúp bạn nhanh chóng có hệ tiêu hóa khỏe mạnh trở lại.

NGUYÊN TẮC CHỌN ĐỒ ĂN, ĐỒ UỐNG Ở NGƯỜI BỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Như chúng ta đã biết, dịch tiêu hóa acid tràn từ dạ dày lên thực quản chính là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày. Do vậy, khi lựa chọn thức ăn cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

Lựa chọn những thực phẩm có khả năng hút acid, trung hòa acid
Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
Tránh thực phẩm chứa cồn, chất kích thích, có tính axit hoặc gây kích thích tới cơ thắt thực quản dưới
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ, UỐNG GÌ?
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị trào ngược thực quản nên ăn:
Bánh mỳ, bột yến mạch – “Phao cứu sinh” thấm hút acid cực tốt: Để có món ăn dễ tiêu hóa, bạn nên chế biến thành các món súp, cháo, làm bánh hoặc trộn với sữa. Món cháo yến mạch ăn vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ tốt cho người bệnh.  
Thịt lợn, thịt ngan – Đạm dễ tiêu: Bạn nên ăn các loại đạm dễ tiêu như thịt thăn lợn, tim, thịt ngan, lưỡi lợn, vừa bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Dưa gang hoặc dưa hấu: Các loại dưa cung cấp lượng vitamin lớn cho cơ thể, khoáng chất có lợi, đồng thời có chứa nhiều nước giúp trung hòa acid dư thừa trong dạ dày, giảm cảm giác khó chịu như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…
Rau xanh, đậu đỗ – Thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ màu xanh và các loại đậu đỗ sẽ hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn.
Thêm gừng vào bữa ăn: Gừng có tác dụng giảm viêm nhiễm dạ dày, hỗ trợ kháng viêm đồng thời giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu và đi ngoài phân sống.
Chọn sữa dê thay cho sữa bò (ít chất béo): Nên sử dụng các loại sữa dê và sữa bò đã tách chất béo . Đây là loại sữa dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, nên uống ấm sau ăn 2 giờ.
Kẹo cao su: Việc nhai kẹo cao su tăng tiết nước bọt ở miệng giúp rửa trôi acid khi trào ngược lên miệng, thực quản và trung hòa bớt acid ở dạ dày. Chú ý tránh các loại cao su vị bạc hà vì gây kích thích cơ thắt thực quản dưới.

Ngoài chế độ ăn uống, người bị trào ngược dạ dày thực quản cần dùng đến các biện pháp điều trị bằng Đông y để dứt điểm bệnh, không nên chủ quan nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí tử vong khi bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản…

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến hiện nay, có khoảng 9-10% dân số thế giới mắc căn bệnh này. Vậy nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

I. Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm 3 yếu tố: tác nhân gây bệnh, cân bằng yếu tố tấn công – bảo vệ và khả năng phục hồi tổn thương.
Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori):
Khoảng 70% viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam là do vi khuẩn HP. HP vừa là nguyên nhân chính, vừa khiến bệnh nặng hơn, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày,…

HP sinh sống ngay trên niêm mạc dạ dày và tiết ra hàng loạt các enzyme, nội độc tố,… Chúng gây hoại tử, bong tróc các tế bào biểu mô dạ dày, hình thành nên vết loét. Vết loét càng trầm trọng khi HP làm tăng các yếu tố tấn công dạ dày như acid HCl, pepsin, …
Do đó, loại trừ vi khuẩn HP là bước không thể thiếu khi muốn điều trị tận gốc căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
1.Lạm dụng thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày
Một số loại thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, diclofenac,…) có thể gây tổn thương thành niêm mạc của dạ dày. Một số thống kê cho thấy 15% số người dùng thuốc giảm đau liên tục trong 3 tháng sẽ mắc viêm loét dạ dày tá tràng.
Có những ca mắc viêm loét dạ dày tá tràng dù không sử dụng rượu bia hay thuốc lá. Nguyên nhân là người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những áp lực tâm lý từ công việc, tình cảm, cuộc sống,… Stress – thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày.
2. Cân bằng yếu tố tấn công – bảo vệ
Bình thường, dịch vị tiêu hóa được tiết ra để phân hủy thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn (yếu tố tấn công), nhưng sẽ không “tiêu hóa” chính dạ dày. Đây là hệ quả của sự cân bằng giữa các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhày, bicarbonat,…)
Khi cân bằng này biến mất sẽ gây ra các tổn thương trợt loét. Từ đó, các yếu tố tấn công thâm nhập sâu xuống những lớp bên dưới, khiến ổ viêm loét khó hoặc không thể hồi phục tự nhiên. Vì vậy khi điều trị phải thiết lập lại cân bằng này.
Các yếu tố tấn công: pepsin, HCl, H.pylori, rượu, thuốc lá,…
Các yếu tố bảo vệ: bicarbonat, lớp chất nhày, prostaglandin,…
3. Khả năng phục hồi tổn thương:

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tái tạo nhanh chóng, làm lành tổn thương trên bề mặt. Nhưng với vết loét sâu vào các lớp bên dưới thì khả năng tự phục hồi sụt giảm đáng kể. Kết quả là ổ viêm loét ngày càng trầm trọng và lan tỏa. Đây là 1 trong số những nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính chuyển thành mãn tính.

http://pacifichealthcare.greatwebsitebuilder.com/blog/kem-nghe-thorakao-co-tot-khong3785572
http://pacifichealthcare.bravesites.com/entries/general/kem-ngh%E1%BB%87-thorakao-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng-
https://pacifichealthcare.site123.me/blog/kem-ngh%E1%BB%87-thorakao-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng
http://pacifichealthcare.freeblog.biz/2020/02/13/kem-nghe-thorakao-co-tot-khong/

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Có nên nội soi cổ tử cung không?

Hầu hết phụ nữ, ai cũng từng 1 lần soi cổ tử cung khi đi khám phụ khoa. Vậy soi cổ tử cung làm gì, có nên nội soi cổ tử cung không, soi cổ tử cung có đau không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.

Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là phương pháp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện một số bệnh phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải, chẳng hạn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung,...
Để soi cổ tử cung chính xác, bác sĩ sẽ dùng máy soi cổ tử cung, nếu phát hiện bất thường ở vùng soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy phần mô hay chất dịch bất thường để làm các xét nghiệm cần thiết.

Soi cổ tử cung để làm gì?
Việc soi cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng đối với cả bác sỹ lẫn người cần nội soi.
Khi bác sĩ phát hiện thấy bất thường khi khám ngoài và chỉ định nội soi tử cung tức là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh như: mụn cóc bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, viêm cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư âm hộ, thay đổi tiền ung thư trong tế bào của cổ tử cung hay thay đổi tiền ung thư trong các mô của âm đạo.
Nói cách khác, mục đích của soi cổ tử cung chính là giúp các bác sỹ xác định rõ ràng hơn loại bệnh bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghi ngờ của bác sỹ cũng là chính xác, do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng khi được chỉ định soi cổ tử cung.
Những lưu ý trước khi soi cổ tử cung
Để việc soi cổ tử cung mang lại kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi soi cổ tử cung.
Thứ nhất, không nên soi tử cung trong thời gian đang có kinh nguyệt vì như vậy rất khó cho bác sỹ xác định và chẩn đoán các tổn thương.
Thứ hai, chị em nên ngừng quan hệ tình dục ít nhất hai ngày trước khi soi cổ tử cung bởi việc này có thể khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị cổ tử cung không sử dụng thuốc giảm đau vì như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả soi cổ tử cung.
Thêm một lưu ý khác là chị em cũng không nên sử dụng băng vệ sinh trong vòng 2 ngày trước khi soi cổ tử cung bởi điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình thăm khám.
Cuối cùng, hãy thật thoải mái tinh thần khi nội soi tử cung bởi những ảnh hưởng về tâm lý có thể khiến việc soi tử cung không diễn ra suôn sẻ.

http://pacifichealthcare.eklablog.com/kem-che-khuyet-diem-dermacol-co-tot-khong-a182183722
https://pacifichealthcare.foliodrop.com/pages/kem-che-khuy-t-i-m-dermacol-co-t-t-khong
http://www.cross.tv/profile/680305?go=blogs&action=show&id=194719&backpage=1

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Bệnh viêm đại trực tràng co thắt là gì?

Viêm đại trực tràng co thắt đang khá phổ biến ở Việt Nam, cũng như toàn thế giới. Có thể biểu hiện ở mỗi bệnh nhân khác nhau vì triệu chứng thường thay đổi nhiều và tiếp diễn theo thời gian… khiến nhiều người chưa nhận biết cụ thể về căn bệnh này. Vì vậy hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về bệnh và 1 số cách điều trị như thế nào là hiệu quả nhất.

Bệnh viêm đại trực tràng co thắt là gì?
Bệnh viêm đại trực tràng co thắt là chứng bệnh rối loạn chức năng của đại tràng, mặc dù không gây ra tổn thương ở đại tràng nhưng lại khiến cho người bệnh rất khó chịu với các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, bị tiêu chảy hoặc táo bón…
Hiện nay, chứng bệnh đại trực tràng này cũng có thể được gọi với các tên như: đại trực tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng chức năng. Đây là bệnh phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại trực tràng co thắt
Bệnh viêm đại trực tràng co thắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân thường thấy nhất là:
Viêm đường ruột do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, chứa vi khuẩn…
Bị rối loạn nhu động ruột
Dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây rối loạn khuẩn đường ruột
Tình trạng lo lắng, mất ngủ, tâm thần… gây ra những áp lực, căng thẳng…
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt sẽ gây ra các triệu chứng bệnh cụ thể như:
Rối loạn đại tiện
Đau bụng và khó chịu ở bụng không rõ vị trí cụ thể
Thỉnh thoảng sờ thấy cục nổi lên dọc khung đại tràng
Phân có thể bị nhầy
Cảm giác đau bụng, khó chịu có thể giảm sau khi đi đại tiện
Cảm giác đau nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, suy sụp tinh thần….

Ở mỗi người, viêm đại trực tràng co thắt sẽ có những triệu chứng cụ thể khác nhau. Cần tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng để xác định chính xác tình trạng của bệnh.

http://pacifichealthcare.mihanblog.com/post/39
http://pacifichealthcare.aircus.com/kem-ngh-thorakao-co-tt-khong
https://www.bloglovin.com/@pacifichealthcare/kem-ngh-thorakao-co-tt-khong

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

U đại tràng nên ăn gì?

Với người bệnh bị ung thư nào ngoài áp dụng phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị ung thư. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu u đại tràng nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị, tăng cường thể trạng ở bệnh nhân ung thư đại tràng, phòng ngừa tái phát bệnh như thế nào.

Đối với bệnh nhân ung thư cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những biện pháp điều trị bệnh đã làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Phần lớn những người bị ung thư phải chịu những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị bệnh làm họ khó ăn uống được, cơ thể hao mòn, thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, các tế bào ung thư lại gây tiêu hao nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể đã thiếu dinh dưỡng lại càng thiếu hơn. Vì thế trong vấn đề dinh dưỡng thì việc ăn uống của người bệnh là cô cùng quan trọng để hồi phục bệnh cũng như có sức khỏe để tiếp tục các phương pháp điều trị ung thư.
Chế độ ăn uống phải tuân theo một số nguyên tắc như: ăn uống đầy đủ đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước… theo nhu cầu và sở thích của bệnh nhân để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cân tốt hơn.
Liệu có nên nội soi đại tràng không?
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư đại tràng
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên lựa chọn các loại thức ăn ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế. Để đạt được việc cân bằng dinh dưỡng tốt nhất nên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng và mỗi ngày nên uống 1-2 cốc sữa. Các loại thức ăn thực vật như ngũ cốc được ưu tiên trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất và phóng xạ, khi cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. Một số nguyên tắc chung về điều dưỡng ăn uống đối với bệnh nhân ung thư đại tràng như sau:
Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần với số lượng ít một.
Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít mặn
Ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả nhiều vitamin
Tránh ăn thức ăn khô cứng, ăn đồ ăn nướng, rán…
Không uống rượu
Nên ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp, không nên ăn những món rán, quay, nướng hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas…. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (6-8 bữa), thực phẩm nên chế biến dưới dạng cháo, súp… Các bữa phụ bổ sung sữa tách bơ, nước hoa quả, trái cây.
Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, giàu chất dinh dưỡng, chọn thức ăn tinh bột từ ngũ cốc, củ quả (gạo, lạc, đậu…).
Cần được cung cấp đủ lượng đạm cần thiết, nhưng thịt đỏ chỉ nên ăn dưới 80 mg/ngày. Thay vào đó là lượng protein từ gia cầm (thịt gà, thịt chim…), cá, sữa, trứng và các loại họ đậu vừng, lạc…
Tăng cường thêm nhiều loại vitamin từ rau, củ, quả, nước ép trái cây, không nên ăn các loại rau có quá nhiều chất xơ khiến gan mệt mỏi. Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia…
Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày.Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát. Trong đó, tập luyện cơ thể là quan trọng như đi bộ, đạp xe…, tập khoảng 30-45 phút/lần, 3 lần/tuần.
Còn về những sản phẩm thuốc hỗ trợ hay thực phẩm chức năng cần thiết thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho mẹ bạn để được tư vấn dùng những sản phẩm thuốc phù hợp nhất.
Người bệnh ung thư đại tràng nên uống nhiều nước hoa quả, các loại quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, đu đủ, ăn nhiều rau xanh. Nếu mệt mỏi khó ăn hoặc ăn ít, có thể dùng thêm sữa. Trường hợp sức khỏe cho phép, có thể tập luyện, sinh hoạt nhẹ nhàng trong nhà.
Không nên tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác mà không có ý kiến cho phép của bác sĩ chuyên khoa

https://thammydelta.blogspot.com/2020/02/kem-che-khuyet-iem-dermacol-co-tot-khong.html
http://digital.tubmaninstitute.ca/myomeka/posters/show/4248
https://dichvunangchanmay.weebly.com/tin-t7913c/kem-che-khuyet-iem-dermacol-co-tot-khong
thammymattoblog.wordpress.com/2020/02/15/kem-che-khuyet-diem-dermacol-co-tot-khong/

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Khi nào cần nội soi đại tràng ?

Khi nào thì cần phải nội soi đại tràng để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác bệnh lý của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp?

Phương pháp nội soi đại tràng không nguy hiểm và hiện nay được xem là phương pháp tiên tiến nhất để chuẩn đoán các bệnh đại tràng. Nội soi đại tràng – một phương pháp giúp các bác sỹ chuẩn đoán chính xác được bệnh lý của các bệnh nhân mắc bệnh đại tràng.
Khi nào cần nội soi đại tràng ?
Phương pháp nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách cho một ống soi nhỏ thông qua đường hậu môn đi đến đại tràng, trên ống soi sẽ được tích hợp đèn và camera giúp cho bác sỹ có thể quan sát được bên trong đại tràng của bệnh nhân.
Khi bệnh nhân gặp phải những trường hợp sau đây thì cần phải nhanh chóng đến các bệnh viện chất lượng để thực hiện phương pháp nội soi nhằm chuẩn đoán được bệnh một cách chính xác nhất.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: Xuất huyết tiêu hóa dưới được biểu hiện khi bệnh nhân nôn ra máu dạng cục, sẫm màu và chứa cả dịch thức ăn bên trong. Lúc này bệnh nhân có khả năng xuất huyết tiêu hóa dưới khá cao và cần phải nội soi đại tràng nhanh chóng để chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy là bệnh lý thông thường và thường xuyên xảy ra ở nhiều người. Nhưng nếu hiện tượng tiêu chảy kéo dài trong một thời gian thì đó là dấu hiệu của bệnh đại tràng và người bệnh cần được nội soi nhanh chóng để chuẩn bệnh.
Trên film x-quang có dấu hiệu bất thường: Nếu trong quá trình chụp x-quang bác sỹ thấy được dấu hiệu bất thường xảy ra tại đại tràng thì lúc đó người bệnh cần nhanh chóng thực hiện việc nội soi để chuẩn đoán được dấu hiệu bất thường đó để phát hiện sớm được những bệnh nghiêm trọng có ảnh hưởng đến đại tràng..
Khi mắc bệnh viêm, loét đường tiêu hóa: Nếu người bệnh mắc phải các bệnh về viêm, loét đường tiêu hóa thì cần phải nội soi đại tràng để xác định và kiểm soát được mức độ lan rộng của bệnh. Từ đó bác sỹ có thể đưa ra những phương án chữa bệnh thích hợp nhất.​
Nội soi đại tràng như thế nào ?
Quá trình nội soi đại tràng có đau không và như thế nào? Công việc này cũng tương đối đơn giản và chỉ mất khoảng từ 20 – 30 phút. Sau đây là những thông tin chi tiết về quá trình nội soi đại tràng mà bạn cần phải biết.
Kiểm tra bệnh nhân trước khi thực hiện: Trước khi bước vào nội soi đại tràng, bác sỹ cần phải kiểm tra sức khỏe của bệnh trước để đánh giá xem bệnh nhân có đủ điều kiện để thực hiện việc nội soi hay không. Việc kiểm tra tình hình sức khỏe của bệnh nhân còn giúp cho bác sỹ có thể lường trước được những tổn thương có thể xảy ra đối với bệnh nhân để từ đó có những phương án phòng tránh và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của việc nội soi đến sức khỏe của bệnh nhân.
Yêu cầu 1 bác sỹ và 1 điều dưỡng: Khi thực hiện quá trình nội soi, yêu cầu cần ít nhất một bác sỹ và một điều dưỡng. Bác sỹ sẽ thực hiện công việc nội soi bệnh nhân, trong khi đó điều dưỡng sẽ hỗ trợ bác sỹ trong việc chuẩn bị dụng cụ, thực hiện các công tác hậu cần nhằm giúp cho việc nội soi diễn ra hiệu quả nhất.

Quá trình nội soi: Trước khi thực hiện nội soi, bác sỹ sẽ bôi một ít thuốc tê vào ống soi để giúp cho người bệnh giảm đau khi đưa ống soi vào bên trong cơ thể. Bệnh nhân khi nội soi phải nằm nghiêng bên trái, trong quá trình đưa ống soi vào đại tràng nếu như bệnh nhân cảm thấy khó chịu thì cần phải báo cho bác sỹ và điều dưỡng biết để có những phương án thay đổi tốt hơn. Khi đưa ống soi vào bên trong đại tràng, bác sỹ sẽ nhanh chóng thực hiện để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau vì vậy nội soi đại tràng có nguy hiểm không thường khiến mọi người lo lắng, tuy nhiên đây là phương pháp khám và điều trị đơn giản, không hề nguy hiểm cho bệnh nhân.
Quy trình nội soi đại tràng sẽ diễn ra nhanh chóng, ít biến chứng, từ đó bác sỹ sẽ phát hiện được những căn bệnh đại tràng mà người bệnh gặp phải. Hy vọng bài viết đã giải tỏa được thắc mắc về việc khi nào cần nội soi đại tràng ? gạt được mốt lo ngại của bản thân về vấn đề này.

Thực quản có chức năng gì

Đến với chuyên mục Phòng Khám Đa Khoa Pacific ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bộ phân thực quản là gì? Nằm ở đâu, chức năng của thực quản và những chứng bệnh có thể gặp ở thực quản. Từ đó chúng ta có thể biết rõ hơn về những bộ phận trong cơ thể và biết cách phòng ngừa những bệnh có thể xảy ra với bộ phận này một cách tốt hơn. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Thực quản là gì? Nằm ở đâu?

Thực quản được hiểu là một ống cơ nối hầu với da dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25-30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống. Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ, thì thực quản nằm ở phí sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.



Về mặt phẫu thuật thì thực quản được chia làm 3 đoạn, cụ thể như sau:

+ Đoạn cổ: Ở đoạn cổ thức ăn sẽ chạy trên khí quản và sau đó đến ⅓  của đoạn cổ thì thức ăn chếch sang phía bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.

+ Đoạn ngực: Khi thức ăn chạy vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng.

+ Đoạn bụng: Khi thức ăn đã tới được đoạn bụng, đồng nghĩa với việc thức ăn đã gần như xuống đến phần dạ dày, chúng chỉ cần qua lỗ tâm vị nữa là xong.

Về mặt cấu tạo thì ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Dưới lớp mô liên kết thành thực quản bao gồm ba lớp từ ngoài vào trong, cụ thể đó là:

+ Lớp cơ: Gồm cơ trơn và cơ vân, 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 phía bên dưới là cơ trơn. Cơ trơn gồm những dải cơ dọc ở ngoài và những sợi cơ vòng ở trong. Cơ vân gồm những bó sợi cơ vân, bao quanh họng, càng xuống dưới thì càng mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt tâm vị.

+ Lớp dưới niêm mạc: Ở lớp này có các mạch máu và thần kinh.

+ Lớp niêm mạc: Lớp này được lót trong lòng thực quản và được cấu tạo bởi một lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.

2. Chức năng chính của thực quản

Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này. Đối với những lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.

Phần thực quản dưới viên thức ăn giãn ra, sau đó thực quản trên viên thức ăn co lại. Liên tục theo cơ chế như vậy, thức ăn sẽ được đẩy đi trong lòng thực quản xuống đến tâm vị. Tâm vị lúc thường sẽ đóng kín, khi thức ăn dừng lại tại tâm vị có thể do trọng lượng của nó mà lớp cơ vân giãn ra nhanh, mở lỗ tâm vị để thức ăn rơi xuống phần dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hóa của chúng.

Đối với căn bệnh này thường có những triệu chứng như khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn, cảm giác nóng ran và đau lan ra cả phần lưng, chảy nước bọt, nôn ra máu, có thể gây rối loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.
http://thammynhakhoa.mysites.nl/mypages/thammynhakhoa/552156.html
https://thammykim.blogsky.com/1398/11/28/post-83/Kem-che-khuy%e1%ba%bft-%c4%91i%e1%bb%83m-Dermacol-c%c3%b3-t%e1%bb%91t-kh%c3%b4ng-
https://phngnguyn.doodlekit.com/blog/entry/7311153/kem-che-khuyt-im-dermacol-c-tt-khng

Thực quản dài bao nhiêu cm

Thực quản là ống cơ có nhiệm vụ chuyển thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày, thực quản được xem là một trong những cơ quan không thể thiếu ở cơ thể người cũng như các loài động vật có xương sống. Vậy thực quản dài bao nhiêu cm hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Pacific tìm hiểu nhé!

Kích thước ở người dài khoảng 25cm,  rộng khoảng  1,5 – 2 cm nhỏ hơn khá nhiều so với các loài động vật xương sống to lớn.



Trong thực tế thực quản đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, khác với dạ dày là cơ quan tiêu hóa trực tiếp thì thực quản giống như một chiếc cầu nối để đưa được thức ăn tới được với dạ dày.

Thực quản là gì ?

Thực quản là ống cơ có nhiệm vụ chuyển thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày, thực quản được xem là một trong những cơ quan không thể thiếu ở cơ thể người cũng như các loài động vật có xương sống, trong đó kích thước ở người dài khoảng 25cm, rộng khoảng  1,5 – 2 cm nhỏ hơn khá nhiều so với các loài động vật xương sống to lớn.

Thực quản còn có tên gọi tiếng anh là Esophagus, cơ chế hoạt động của thực quản là tạo ra các sóng nhu động qua đó đẩy thức ăn trôi xuống dạ dày.

Cấu tạo của thực quản

Theo giải phẫu y khoa thì thực quản gồm 3 đoạn là đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn bụng, trong đó ở mỗi đoạn hoạt động của thực quản là có sự khác nhau:

Đoạn cổ: Ở đoạn cổ thức ăn sẽ chạy trên khí quản sau đó đến 1/3 của đoạn cổ thì thức ăn sẽ chếch sang bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.

Đoạn ngực: Khi thức ăn vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng

Đoạn bụng: Khi đã xuống tới đoạn bụng có nghĩa là thức ăn đã gần như xuống được đến dạ dày chỉ còn qua lỗ tâm vị nữa là xong.

Thực quản là một trong những cơ quan chủ đạo của hệ tiêu hóa chính vì vậy cần được bảo vệ một cách kĩ càng. Khi xuất hiện các cảm giác nghẹn ở thực quản hoặc một số triệu chứng phổ biến như đau thực quản, hẹp thực quản, co thắt thực quản… cần được chẩn đoán ngay để có giải pháp can thiệp kịp thời.
http://kinhnghiemthammy.hatenablog.com/entry/2020/02/17/125616
http://benhvienthammyhanquoc.weebly.com/suc-khoe/kem-che-khuyet-iem-dermacol-co-tot-khong
https://sites.google.com/site/benhvienthammykimhq/kem-che-khuyet-diem-dermacol-co-tot-khong

Thanh quản bị sưng

Cặp dây thanh âm trong thanh quản giúp con người chúng ta có thể nói, phát âm bình thường. Hai dây thanh này được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng. Nếu lớp niêm mạc này bị tổn thương dẫn đến thanh quản bị sưng, phồng sẽ dẫn tới phù nề thanh quản gây khản tiếng, mất tiếng.

Phù nề thanh quản có thể do viêm hoặc không viêm. Trong đó, phù nề không viêm thường do thần kinh vận mạch, dị ứng thức ăn, thời tiết hoặc không tìm thấy nguyên nhân còn gọi là phù thanh quản vô căn. Phù nề thanh quản do viêm thường biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, đau mình mẩy, môi khô, khó nuốt,…



Phù nề thanh quản do viêm có nhiều nguyên nhân như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu… Những người làm nghề phải sử dụng giọng nói nhiều như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,… hoặc làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh. Hậu quả của phù nề thanh quản là gây khản tiếng, mất tiếng khiến một số người phải nghỉ việc, bỏ nghề. Trường hợp nặng, bệnh nhân xuất hiện khó thở ở mức độ khác nhau. Một số người tử vong do tình trạng phù nề dây thanh quản nặng dẫn đến khó thở, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Về điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại chỗ, chườm ấm vùng cổ, hạn chế nói, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, không ăn các gia vị kích thích như tiêu, ớt… Đồng thời, cần uống hoặc tiêm kháng sinh tùy theo mức độ của bệnh cùng với thuốc kháng viêm steroid, kháng histamin; dùng khí dung mũi họng với dung dịch kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.

Nếu xuất hiện khó thở nặng, bệnh nhân cần được chuyển đến bệnh viện để được cấp cứu mở khí quản kịp thời, thở oxy hỗ trợ.
https://benhvienthammykim.wordpress.com/2020/02/18/kem-che-khuyet-diem-dermacol-co-tot-khong/
http://catmimathanquoc.mystrikingly.com/blog/kem-che-khuy-t-di-m-dermacol-co-t-t-khong
http://kienthuclamdep.blogger.ba/arhiva/2020/02/18/4197406

Thanh quản có chức năng gì

Thanh quản có chức năng gì? Thanh quản có chức năng quan trọng trong hô hấp, phát âm và bảo vệ đường hô hấp dưới. 

Về cấu trúc, thanh quản có một khung sụn gồm sụn đơn và sụn đôi. Các sụn này khớp với nhau và được giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Trong thanh quản có được lót bởi niệm mạc. Kích thước thanh quản thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Ở phụ nữ, thanh quản thường có kích thước nhỏ hơn và ở tuổi dậy thì thanh quản phát triển đột ngột gây sự biến đổi giọng.



Chức năng hô hấp của thanh quản

Hô hấp là chức năng quan trọng nhất và có ý nghĩa sống còn với cơ thể. Đây là chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn – phễu sau đảm trách. Tình trạng thanh môn không mở rộng hoặc bị bít tắc sẽ dẫn tới tình trạng khó thở gây nguy hiểm tính mạng đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời bằng phẫu thuật mở khí quản cấp cứu.

Khó thở thanh quản thường có đặc điểm khó thở khi thở vào và có tiếng rít; thở chậm, thở gắng sức. Đối với trẻ nhỏ, cánh mũi phập phồng hoặc co kéo các cơ hô hấp phụ, trường hợp khó thở cấp tính có biểu hiện tím tái ở môi, mặt, vật vã hốt hoảng.

Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới

Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Vì vậy, sự kích thích cơ học ở mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim đập chậm…

Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới là khi có dị vật lọt vào thanh quản sẽ xảy ra hiện tượng ho phản xạ nhằm đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp, đây chính là một phản ứng bảo vệ, là sự kích thích phản xạ sâu với sự mở rộng thanh quản, thanh môn đóng cùng với việc nâng cao áp lực bên trong lồng ngực sau đó mở tức thì thanh môn với một luồng không khí đẩy mạnh trở ra và việc ho sẽ tống dị vật ra ngoài.

Chức năng phát âm của thanh quản

Phát âm là chức năng quan trọng có ý nghĩa về mặt xã hội vì nó góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, giọng hát để con người có thể giao lưu, trao đổi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.

Tiền đình thanh quản, hốc miệng, hốc mũi, đặc biệt là các xoang cạnh mũi là những bộ phận cộng hưởng âm và tạo âm sắc của giọng nói. Trong các xoang cạnh mũi thì xoang hàm cộng hưởng lớn nhất và quyết định về âm sắc cuẩ giọng nói.

Thông thường âm thanh phát tra từ dây thanh ở người phụ nữ trưởng thành thường cao hơn âm thanh phát ra từ dây thanh ở người đàn ông trưởng thành vì dây thanh ở phụ nữ thường ngắn hơn, mỏng và căng hơn là dây thanh ở nam giới.
https://kienthuclamdep.dudaone.com/kem-tan-mo-goslim-giai-phap-mang-lai-voc-dang-ly-tuong
https://noisoitucung.blogspot.com/2020/02/kem-tan-mo-goslim-giai-phap-mang-lai.html
https://phongkhamdakhoapacific.weebly.com/blog/kem-tan-mo-goslim-giai-phap-mang-lai-voc-dang-ly-tuong

Thanh quản nằm ở đâu

Thanh quản được nuôi dưỡng từ động mạnh thanh quản trên và động mạch thanh quản dưới, đồng thời là cơ quan phát âm, thở nằm ở vùng thanh hầu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh quản nằm ở đâu, cấu tạo của thanh quản và các bộ phận bên trong của nó.

Thanh quản được cấu tạo như thế nào?

Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng khớp, màng, dây chằng và các cơ. Hai dây thanh âm được rung chuyển sẽ phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.



Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.

Phần bên trong thanh quản được phủ bởi một lớp niêm mạc khí quản, niêm mạc hầu, chúng tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.

Vị trí của thành quản ở trẻ em được bắt đầu từ vị trí đốt sống C2 – C3. Ở người lớn, vị trí bắt đầu của thanh quản ở đốt sống C3 – C6.

Thanh quản được cấu tạo từ những sụn thanh quản nào trong cơ thể?

Sụn giáp: Đây là sụn thanh quản lớn nhất, Sụn giáp được ví như một tấm khiên bảo vệ, che chắn ở phía trước vùng thanh quản, và nằm trên sụn nhẫn, dưới xương móng. Sụn giáp được tạo thành bởi mảnh phải và trái, dính liền nhau ở đường giữa, tọa lồi thanh quản nhô ra trước, và một gốc mở ra sau. Góc này được gọi là góc sụn giáp.

Sụn nhẫn: Giống như tên gọi của nó thì sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, được nằm ở vị trí dưới sụn giáp, được cấu tạo thành hai phần: cung sụn nhẫn phía trước và bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang, nối vòng sụn đầu tiên của khí quản.

Sụn nắp thanh môn: Sụn nắp thanh môn có vị trí nằm ở phía sau ngay sụn giáp, giống như nắp của thanh quản. Sụn nắp thanh môn có hình chiếc lá, cuống ở trước dưới, gắn với góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp.

Sụn phễu: Đây là một trong các sụn thanh quản nằm trên mảnh sụn nhẫn. Sụn phễu là sụn đôi, có hình tam giác ở đỉnh trên đáy ở dưới. Đáy sụn phễu hình tháp, trong đó, góc trước được gọi là mỏm thanh âm, góc ngoài là mỏm cơ để các cơ bám vào.

Sụn sừng: Sụn sừng có đáy cố định vào đỉnh của sụn phễu, thường nhỏ. Các sụn được nối với nhau bằng các khớp, dây chằng và các cơ thanh quản để thanh quản có thể vận động được.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về thanh quản. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh quản cũng như một số bệnh thanh quản thường gặp. Khi có các biểu hiện của bệnh viêm thanh quản bạn có thể biết để đề phòng cũng như chữa trj kịp thời.
http://thammyvienuytin.greatwebsitebuilder.com/beauty-blog/kem-tan-mo-goslim-giai-phap-mang-lai-voc-dang-ly-tuong
https://irc-galleria.net/user/jisoo89/blog/55955428-kem-tan-m-goslim-gii-php-mang-li-vc-dng-lb-tng
https://thammynhakhoa.amebaownd.com/posts/7782576

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Thực quản là gì?

Thực quản có nhiệm vụ đưa thức ăn từ yết hầu đến dạ dày, thực quản là 1 trong những cơ quan không thể thiếu trong cơ thể người cũng như các loài động vật, cụ thể kích thước ở người dài khoảng 25cm, rộng 1,5 đến 2 cm nhỏ hơn nhiều so với các loài động vật xương sống to lớn.

Trong thực tế thực quản đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, khác với dạ dày là cơ quan tiêu hóa trực tiếp thì thực quản giống như một chiếc cầu nối để đưa được thức ăn tới được với dạ dày.
Thực quản còn có tên gọi tiếng anh là Esophagus, cơ chế hoạt động của thực quản là tạo ra các sóng nhu động qua đó đẩy thức ăn trôi xuống dạ dày.
Nội soi thực quản
Theo giải phẫu y khoa thì thực quản gồm 3 đoạn là đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn bụng, trong đó ở mỗi đoạn hoạt động của thực quản là có sự khác nhau:
Đoạn cổ: Ở đoạn cổ thức ăn sẽ chạy trên khí quản sau đó đến 1/3 của đoạn cổ thì thức ăn sẽ chếch sang bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.
Đoạn ngực: Khi thức ăn vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng
Đoạn bụng: Khi đã xuống tới đoạn bụng có nghĩa là thức ăn đã gần như xuống được đến dạ dày chỉ còn qua lỗ tâm vị nữa là xong.
Tình trạng thực quản bị tổn thương, chức năng bị ảnh hưởng dẫn đến cảm giác nghẹn ở thực quản hoặc đau thực quản, hẹp thực quản, co thắt thực quản… là tình trạng xảy ra khá phổ biến.
Đây là một trong những triệu chứng liên quan đến thực quản xảy ra nhiều. Cảm giác nghẹn ở thực quản do thức ăn hoặc nước uống không được đưa xuống dạ dày hoặc được đưa xuống chậm nằm lâu ở thực quản gây ra cảm giác nghẹn.
Tình trạng nghẽn ở thực quản kéo dài còn có thể gây ra khó thở, lâu ngày dẫn đến viêm loét thực quản thậm chí nặng hơn là ung thư thực quản.
Đau thực quản
Những cơn đau xuất hiện ở vùng thực quản có lẽ cũng không còn xa lạ với những bệnh nhân bị viêm thực quản, co thắt thực quản…
Khi thực quản bị tổn thương những cơn đau thực quản xuất hiện sẽ là những hệ lụy tất yếu, những biểu hiện đau này thường âm ỉ kéo dài, đôi khi đau quặn thực quản từng cơn rồi dịu dần.
Hẹp thực quản
Ống thực quản hẹp lại là một trong những tình trạng xảy ra ở hệ tiêu hóa phổ biến. Biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng hẹp thực quản là khó nuốt thức ăn, thậm chí ngay cả việc uống nước cũng trở nên khó khăn. Tiếp theo là người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đau rát vùng ngực, đau họng nói khàn, ợ nóng – ho khan…
Co thắt thực quản
Đây là tình trạng xảy ra do rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản ảnh hưởng tới việc đưa thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Mặc dù không phải là tình trạng xảy ra thường xuyên nhưng vẫn phải điều trị.
Các loại thuốc thường được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị co thắt thực quản là những loại thuốc có tác dụng giúp thư giãn cơ nuốt như (Isordil), nifedipine (Procardia), diltiazem (Cardizem, Tiazac…) hoặc dicyclomine (Bentyl).

Thực quản là 1 trong những cơ quan chủ đạo của hệ tiêu hóa, vì vậy cần bảo vệ 1 cách kĩ càng. Khi xuất hiện cảm giác nghẹn ở thực quản hoặc 1 số triệu chứng phổ biến như đau thực quản, hẹp thực quản, co thắt thực quản… cần chẩn đoán ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

http://facebookhitlist.com/profiles/blogs/kem-tan-m-goslim-gi-i-ph-p-mang-l-i-v-c-d-ng-l-t-ng
https://30phutlamdep.de.tl/Kem-tan-m%26%237905%3B-Goslim-%26%238211%3B-gi%26%237843%3Bi-ph%E1p-mang-l%26%237841%3Bi-v%F3c-d%E1ng-l%FD-t%26%23432%3B%26%237903%3Bng.htm
https://delta2.doodlekit.com/blog/entry/7357040/kem-tan-m-goslim-gii-php-mang-li-vc-dng-l-tng

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Nội soi cổ tử cung có đau không?

Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây tôi đi khám phụ khoa thì được bác sĩ chẩn đoán viêm cổ tử cung, khuyên tôi đi soi cổ tử cung để kiểm tra kỹ hơn. Tôi nghe nói quá trình soi khá khó chịu nên lo lắng không biết phương pháp tiến hành thế nào, nội soi cổ tử cung https://pacifichealthcare.vn/phuong-phap-noi-soi-khong-dau.html có đau không?. Xin bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ. (M.Hòa, 34 tuổi, Thanh Hóa)

Trả lời:
Chào bạn Hòa!
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và xin được giải tỏa lo lắng soi cổ tử cung có đau không như sau:
Soi cổ tử cung là phương pháp kiểm tra kỹ vùng cổ tử cung, âm đạo và âm hộ nếu nghi ngờ mắc các bệnh viêm nhiễm, lộ tuyến, ung thư cổ tử cung…

Quy trình soi cổ tử cung được thực hiện bằng cách, bác sĩ dùng mỏ vịt để cho vào âm đạo và cổ tử cung, sau đó sẽ hướng máy soi vào và quan sát từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung khiến cho bạn có cảm giác đau tức nhẹ.
Khi soi, bác sĩ dùng một số hóa chất như Acid Acetic 3% và Lugol 10% để bôi lên vùng ngoài cổ tử cung. Những hóa chất này có thể gây ra cảm giác nóng rát nhưng lại giúp cho những biểu hiện bất thường của cổ tử cung thể hiện rõ hơn.
Nếu cần sinh thiết cổ tử cung, bạn có thể cảm thấy hơi tức bụng hoặc bị chuột rút còn nếu sinh thiết phần dưới của âm đạo hay âm hộ, bạn sẽ cảm giác hơi đau. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ và bôi thuốc khu vực sinh thiết để hạn chế chảy máu.
Soi cổ tử cung là thủ thuật đòi hỏi tay nghề bác sĩ khéo léo thành thục, tiến hành một cách nhanh chóng, chuẩn xác, đảm bảo hiệu quả cao, an toàn và hạn chế đau tức cho người bệnh. Do đó, nếu thực hiện soi cổ tử cung, bạn nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa sản để thực hiện.
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của mọi khách hàng, hiện nay, Phòng khám Đa khoa Pacific với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bạn thực hiện các thủ thuật nội soi, xét nghiệm cho kết quả chính xác, nhanh chóng nhất.

Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến soi cổ tử cung https://pacifichealthcare.vn/kham-noi-soi-khong-dau-o-dau-tot-nhat.html có đau không, hoặc đặt lịch khám, thực hiện điều trị, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, qua điện thoại 1900 6049

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Tổng quan về ung thư đại tràng di căn sang gan?

U đại tràng https://pacifichealthcare.vn/giai-dap-tu-chuyen-gia-noi-soi-dai-trang-mat-bao-lau.html di căn gan là thời kỳ cuối của ung thư đại tràng. Điều trị với phẫu thuật thường bị thất bại, gây ảnh hưởng tới thời gian sống của người bệnh. Để biết thêm thông tin căn bệnh ác tính này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây

Tổng quan về ung thư đại tràng di căn sang gan
Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính bao gồm ung thư trực tràng và kết tràng. Đời sống ngày càng cao, tuổi thọ kéo dài, tỷ lệ người mắc ung thư đại tràng ngày càng cao đặc biệt là người cao tuổi. Căn bệnh tỷ lệ phát bệnh và tử vong cao thứ 4 tại Trung Quốc, cao thứ 3 trên toàn cầu. Khu vực có kinh tế phát triển có tỷ lệ mắc ung thư đại tràng khá cao, thành thị cao hơn nông thôn…

Gan là vị trí dễ bị ung thư di căn nhất, cũng là vị trí di căn duy nhất, khoảng 10%-25% người bệnh đã xuất hiện di căn sang gan kể từ khi xác định kết quả chẩn đoán, 20-25% người bệnh bắt đầu di chuyển sau khi phẫu thuật. Nếu không áp dụng các biện pháp điều trị thì thời gian sống của bệnh nhân chỉ có 8 tháng, hầu như không có trường hợp nào sống được 5 năm.
Ung thư đại tràng di căn sang gan khác với ung thư khác di căn sang gan: Ung thư khác đến thời kỳ cuối mới di chuyển, hiệu quả điều trị cũng không tốt, nhưng ung thư đại tràng di căn sang gan nếu được điều trị thích hợp thì một phần lớn bệnh nhân có thể khỏi được bệnh.
Bệnh chia làm 2 loại: Di căn cùng lúc và di căn trong thời gian khác nhau. Di căn cùng lúc là chỉ phát hiện di chuyển khi chẩn đoán mắc ung thư đại tràng hoặc di căn sang gan sau 6 tháng phẫu thuật trị tận gốc ổ ung thư kết tràng và trực tràng, trường hợp di căn sang gan sau 6 tháng phẫu thuật điều trị thì được gọi là di chuyển trong thời gian khác nhau.
Chẩn đoán ung thư đại tràng di căn sang gan
Hiện nay, kết hợp nội soi và xét nghiệm mô bướu được coi là tiêu chuẩn tốt nhất trong chẩn đoán ung thư đại tràng. Ngoài ra, soi siêu âm B ở gan rất cần thiết cho việc chẩn đoán ung thư đại tràng, là sự sàng lọc tốt nhất với ung thư đại tràng di căn sang gan.
Sau khi tiến hành phẫu thuật đối với ung thư kết tràng còn phải luôn theo dõi bệnh tình của người bệnh. Trung bình từ 3 – 6 tháng cần làm xét nghiệm huyết thanh và siêu âm gan.
Phương pháp điều trị
Sau khi tiến hành chẩn đoán ung thư đại tràng di căn sang gan cần tiến hành phẫu thuật để trị tận gốc căn bệnh này. Đây cũng được coi là biện pháp tốt nhất để điều trị, thời gian sống còn trung vị (Median Surviral) của những người có thể cắt bỏ gan là khoảng 35 tháng, tỷ lệ sống trong 5 năm chiếm từ khoảng 30-50%. Nhưng phần lớn trong thời kỳ đầu chẩn đoán, chỉ có 10 – 20% trong số người bệnh có thể cắt bỏ toàn bộ, phần lớn không thể cắt bỏ gan bởi các nguyên nhân như ổ bệnh di chuyển ra ngoài gan, dính vào nhiều mạch máu lớn… Trong trường hợp ung thư kết tràng di căn sang gan mà không cho phép cắt bỏ gan thì tình hình sau điều trị không khả quan lắm, không có khả năng sống trong thời gian dài.
Đối với người mắc bệnh ung thư phải làm theo yêu cầu của bác sỹ. Nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, trong vòng 2 năm kể từ khi mắc bệnh, bình quân 3 tháng nên đi kiểm tra 1 lần. Hai năm sau trung bình nửa năm cần phải kiểm tra một lần, chứ không nên kéo dài nữa.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific https://pacifichealthcare.vn/ để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.