Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến hiện nay, có khoảng 9-10% dân số thế giới mắc căn bệnh này. Vậy nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

I. Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm 3 yếu tố: tác nhân gây bệnh, cân bằng yếu tố tấn công – bảo vệ và khả năng phục hồi tổn thương.
Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori):
Khoảng 70% viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam là do vi khuẩn HP. HP vừa là nguyên nhân chính, vừa khiến bệnh nặng hơn, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày,…

HP sinh sống ngay trên niêm mạc dạ dày và tiết ra hàng loạt các enzyme, nội độc tố,… Chúng gây hoại tử, bong tróc các tế bào biểu mô dạ dày, hình thành nên vết loét. Vết loét càng trầm trọng khi HP làm tăng các yếu tố tấn công dạ dày như acid HCl, pepsin, …
Do đó, loại trừ vi khuẩn HP là bước không thể thiếu khi muốn điều trị tận gốc căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
1.Lạm dụng thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày
Một số loại thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, diclofenac,…) có thể gây tổn thương thành niêm mạc của dạ dày. Một số thống kê cho thấy 15% số người dùng thuốc giảm đau liên tục trong 3 tháng sẽ mắc viêm loét dạ dày tá tràng.
Có những ca mắc viêm loét dạ dày tá tràng dù không sử dụng rượu bia hay thuốc lá. Nguyên nhân là người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những áp lực tâm lý từ công việc, tình cảm, cuộc sống,… Stress – thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày.
2. Cân bằng yếu tố tấn công – bảo vệ
Bình thường, dịch vị tiêu hóa được tiết ra để phân hủy thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn (yếu tố tấn công), nhưng sẽ không “tiêu hóa” chính dạ dày. Đây là hệ quả của sự cân bằng giữa các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhày, bicarbonat,…)
Khi cân bằng này biến mất sẽ gây ra các tổn thương trợt loét. Từ đó, các yếu tố tấn công thâm nhập sâu xuống những lớp bên dưới, khiến ổ viêm loét khó hoặc không thể hồi phục tự nhiên. Vì vậy khi điều trị phải thiết lập lại cân bằng này.
Các yếu tố tấn công: pepsin, HCl, H.pylori, rượu, thuốc lá,…
Các yếu tố bảo vệ: bicarbonat, lớp chất nhày, prostaglandin,…
3. Khả năng phục hồi tổn thương:

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tái tạo nhanh chóng, làm lành tổn thương trên bề mặt. Nhưng với vết loét sâu vào các lớp bên dưới thì khả năng tự phục hồi sụt giảm đáng kể. Kết quả là ổ viêm loét ngày càng trầm trọng và lan tỏa. Đây là 1 trong số những nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính chuyển thành mãn tính.

http://pacifichealthcare.greatwebsitebuilder.com/blog/kem-nghe-thorakao-co-tot-khong3785572
http://pacifichealthcare.bravesites.com/entries/general/kem-ngh%E1%BB%87-thorakao-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng-
https://pacifichealthcare.site123.me/blog/kem-ngh%E1%BB%87-thorakao-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-kh%C3%B4ng
http://pacifichealthcare.freeblog.biz/2020/02/13/kem-nghe-thorakao-co-tot-khong/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét